Có những trẻ luôn nói "con vẫn nhìn bình thường" và phụ huynh cũng xác nhận không thấy con có vấn đề gì về việc "nhìn" hàng ngày, thử thị lực chủ quan từng mắt thấy trẻ vẫn đạt được 5-7/10 nhưng khi đo khúc xạ tự động thấy xuất hiện độ viễn rất cao, tới 6 – 7 độ …
Một buổi khám sàng lọc tại trường Tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục của Hitec[/caption]
Trẻ lớp 1 đã bị viễn loạn cao dù con nói "vẫn nhìn bình thường"!
Một trong số đó, phải kể đến cháu N.X.B sinh năm 2016 ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội – học sinh lớp 1 trường Tiểu học – Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Thực nghiệm khoa học giáo dục Hà Nội. Thấy con mang phiếu khám sàng lọc về với khuyến cáo của bác sĩ cần cho con đi khám mắt sớm, bố mẹ cũng chưa thật tin là mắt con mình có vấn đề nhưng cứ cho con đi "khám thử" xem sao. Đến phòng khám khúc xạ của Bệnh viện mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (51-53-55 Trần Nhân Tông), được BS. Đỗ Minh Đức khám và thấy lúc này thị lực không kính của con chưa được 1/10, sau khi thực hiện một quy trình khám khúc xạ chuyên sâu bởi các chuyên gia khúc xạ có nhiều kinh nghiệm và chị đã "tâm phục khẩu phục" với kết luận của BS. Đức về tình trạng mắt của con: 2 mắt viễn loạn cao, cấp đơn kính và hẹn tái khám sau 1 tháng. Cháu B. được đeo kính: MP: 6 độ viễn và 1 độ loạn, MT: 6,5 độ viễn và 1 độ loạn, thị lực ban đầu của con mới chỉ đạt 5-6/10. Theo BS Đức: Nếu không được sàng lọc phát hiện, mắt của cháu sẽ "yếu" dần và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm: nhược thị, lác, rối loạn thị giác 2 mắt gây nhức mỏi mắt ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập – đôi khi phụ huynh lại nghĩ đến những vấn đề về não bộ hay bệnh toàn thân khác. Vì vậy, bác sĩ nhấn mạnh trẻ cần được chỉnh kính sớm và theo dõi định kỳ bởi các chuyên gia khúc xạ. Kính sẽ giúp trẻ tăng cường và ổn định thị lực ở mức cao, mắt không phải điều tiết nên không nhức mỏi, không phải day dụi, chớp, nháy mắt liên tục… Một tháng đeo kính, đến khám lại, mắt của B. đã đạt được thị lực 9/10 mỗi mắt. Thật là một "kỳ tích" với mắt viễn loạn cao như vậy! BS Đức vui mừng chia sẻ.
Khám khúc xạ tự động cho học sinh tại trường Tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục[/caption]
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị viễn thị
Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới. Cận thị làm cho thị lực nhìn xa giảm, trẻ có thể vẫn nhìn tốt ở cự ly gần. Vì vậy trẻ cận thị nhẹ có thể không cần đeo kính thường xuyên mà chỉ cần đeo khi nhìn xa hoặc khắc phục bằng cách để trẻ ngồi bàn đầu, cự ly nhìn bảng ngắn hơn 5m, trẻ có thể vẫn nhìn bảng tốt. Viễn thị lại khác hẳn: nếu viễn thị nhẹ, trẻ chỉ khó khăn khi nhìn gần, có thể nhìn xa vẫn tốt vì vậy viễn thị hay bị bỏ qua nhiều hơn. Nhưng với viễn thị nặng sẽ gặp khó khăn cả nhìn xa và nhìn gần. Viễn thị khó phát hiện hơn cận thị vì trẻ còn nhỏ, không cảm nhận được nên không biết than phiền về vấn đề chức năng thị giác của mình. Tuy nhiên nếu tinh ý, cha mẹ có thể nhận biết được viễn thị ở trẻ bằng cách quan sát thói quen hàng ngày: – Trẻ nhìn mờ từng lúc hoặc liên tục – Đọc sách báo trẻ thường nhíu mày, nheo mắt, nhăn trán … ngại đọc sách – Mắt của trẻ thường bị mỏi, nhức, trẻ hay dụi, chớp, nháy mắt – Hay nhức đầu, mệt mỏi do mỏi mắt vì phải hoạt động quá sức – Mắt có thể bị đỏ nếu nhìn lâu trong khoảng thời gian dài – Mắt có khuynh hướng quay dần vào trong khiến mắt trẻ bị lé (lác) trong. Các chuyên gia phân độ cận và viễn theo các mức độ như sau: Viễn thị nhẹ (dưới 2 độ): trẻ có thể không cảm nhận được vấn đề của mình do vẫn có thể chủ động được trong một số sinh hoạt thường ngày, chỉ khi nhìn gần nhiều trẻ sẽ thấy mỏi mắt. Viễn thị trung bình (2-5 độ): trẻ nhìn gần kém, gây khó khăn trong học tập và sinh hoạt, trẻ cần đeo kính thường xuyên hơn để đỡ mỏi mắt để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm việc. Viễn thị nặng (trên 5 độ): trẻ nhìn xa và gần đều kém, mắt yếu đi nhanh, gây các biến chứng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt (nhược thị, lác), thậm chí dẫn đến mù lòa.
Kỹ thuật kiểm tra kính cũ cho học sinh tại trường Tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục[
Chuyên gia mắt Hitec khuyến cáo: Trẻ viễn thị cần được phát hiện và chỉnh kính sớm
Trẻ nhỏ bị viễn thị thường không tự nhận biết được vấn đề của mình, vì vậy, việc tầm soát tật khúc xạ tiền học đường (trước khi vào tiểu học) để phát hiện những trường hợp viễn thị là rất có ý nghĩa. Trẻ lớn hơn, viễn thị thường được phát hiện "tình cờ" trong các đợt tầm soát tật khúc xạ tại trường học. Cha mẹ hãy lưu ý đến những thói quen thị giác khác thường của con để đưa con đi khám mắt sớm nhất có thể. Tại các cơ sở y tế, trẻ nghi ngờ viễn thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung cần được khám khúc xạ với một quy trình chuẩn, kết hợp với việc hỏi bệnh khai thác kỹ các thói quen thị giác hàng ngày, kèm theo khám khúc xạ có liệt điều tiết, khám vận nhãn và khám thị giác hai mắt toàn diện bởi các nhân viên khúc xạ nhãn khoa, các y bác sỹ có trình độ chuyên khoa mắt! Điều trị viễn thị đơn giản nhất là chỉnh kính và đeo kính hội tụ (kính cộng), có gọng, đơn hoặc đa tiêu. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như: vẽ tranh, tô màu, đọc truyện..., để làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị). Với trẻ viễn thị có kèm theo nhược thị hoặc lác hoặc rối loạn thị giác hai mắt cần được phối hợp với những bài tập luyện tập mắt để cải thiện và phục hồi thị giác hai mắt, điều chỉnh được sự căng thẳng trong điều tiết và góp phần điều chỉnh độ lác do khúc xạ. Thay đổi môi trường học tập và làm việc với ánh sáng phù hợp, kết hợp với những thói quen, kỹ năng vệ sinh thị giác khoa học, hạn chế việc tương tác với màn hình điện tử trong thời gian quá dài liên tục góp phần quản lý tật khúc xạ hiệu quả.
Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec tư vấn các kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và phương pháp điều trị tật khúc xạ và bệnh mắt học đường. Bệnh nhân có thể truy cập vào Website: https://benhvienmat.vn để có thêm kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi trên trang fanpage hoặc gọi đến hotline 0984 122 153 để được các chuyên gia và bác sĩ tư vấn.
Nguồn Báo sức khỏe đời sống