Các phương pháp điều trị cận thị

Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ và "hứng" ảnh lên trên võng mạc, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. Mắt của những người cận thị bị lỗi khúc xạ, do trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc có độ cong quá nhiều, cùng với lý do khác là do thủy tinh thể khúc xạ quá mức nên ánh sáng đi vào mắt không được tập trung chính xác khiến ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trên đúng võng mạc, do đó ảnh sẽ bị nhòe đi làm cho các hình ảnh truyền tới não bộ không rõ ràng. Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố trục nhãn cầu và hình dạng giác mạc tạo ra cận thị ổn định và phát triển theo tuổi, duy chỉ có yếu tố do thủy tinh thể có thể gây ra cận thị không ổn định hay cận thị giả do điều tiết gây ra. Điều trị cận thị chỉ có 2 phương pháp đó là: giảm độ cong giác mạc (chỉ có thể dùng phẫu thuật) và giảm cận thị giả do điều tiết quá mức của thủy tinh thể. Ngoài ra không có phương pháp nào khác như dùng thuốc hoặc phương pháp tập luyện nào hết cận thị thật (không phải do điều tiết).
 

Vậy điều tiết là gì, cận thị giả là gì?

Bình thường khi nhìn xa >5m, thủy tinh thể xẹp xuống, mắt thư giãn không cần điều tiết. Khi nhìn gần ảnh của vật bị đẩy ra sau võng mạc thủy tinh thể phồng lên để khúc xạ  kéo hình ảnh nằm trên võng mạc. Nhìn gần nhiều thủy tinh thể không thể trở về hình dạng thủy tinh thể xẹp bình thường, gây ra cận thị giả do thủy tinh thể. Khi nhìn gần bệnh nhân không cận có thể điều tiết thành cận, bệnh nhân cận nhẹ có thể điều tiết thành cận thị cao, điều tiết có thể gây cận thị giả có khi đến 5-6D. Cận thị có thể loại trừ bằng nhiều phương pháp khác nhau:

1/ Các phương pháp vật lý

Chúng ta có thể dùng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, chườm ấm, tập nhìn xa, nhắm mắt nghỉ ngơi sau mỗi khoảng thời gian làm việc khiến mắt mỏi.

2/ Dùng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị cận thị hoặc hạn chế cận thị tiến triển (hạn chế tăng số cận) tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có thuốc nào điều trị để giảm cận thị thật.
  • Bổ sung Vitamin A và tiền vitamin A

Vitamin A và tiền chất Beta Caroten tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào cảm thụ quang học, khi thiếu hụt Vitamin A gây giảm thích ứng ánh sáng. Vì vậy tăng cường Vitamin A sẽ giúp hỗ trợ tăng thích ứng ánh sáng.

  • Bổ sung Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B liên qua đến quá trình dẫn truyền thần kinh, thiếu hụt Vitamin nhóm B trong thời gian dài đặc biệt với những người làm việc gần quá mức với máy tính, sổ sách... gây ra mệt mỏi mức mắt, đau đầu, tức nặng vùng hốc mắt. Bổ sung Vitamin nhóm B giúp giảm tình trạng mỏi mắt, đau đầu, tức hốc mắt.

  • Các thuốc bảo vệ đáy mắt

Luxanthin, Zeaxanthin, Coenzym Q10, Vitamin E, các yếu tố vi lượng như Zn, Cu, Fe, Se, Cr… Các loại thuốc này có chứa các chất giúp bảo vệ đáy mắt và giúp hỗ trợ giảm thiểu tiến triển của các bệnh về đáy mắt.

  • Thuốc giảm điều tiết: Atropin và Cyclogyl

Atropin 0.05% được xem như thuốc hỗ trợ điều trị cận thị tiến triển chỉ định dùng cho bệnh nhân cận thị giả dùng thuốc và các phương pháp vật lí không hiệu quả, tuy nhiên tác dụng của liệt điều tiết ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng nhìn gần của trẻ vì vậy vẫn chưa áp dụng rộng rãi. Cyclogyl cũng là thuốc gây liệt điều nhưng tiết nhẹ hơn Atropin vì vậy được đánh giá là an toàn hơn.

⇒ Bệnh nhân lưu ý chỉ dùng thuốc được kê đơn và hướng dẫn bởi bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc để sử dụng.

3/ Đeo kính

  • Kính gọng
Cần đeo kính gọng phù hợp vì bản chất cận thị đã hạn chế điều tiết, Cận thị nhẹ (<3D) chỉ nên đeo kính khi nhìn xa, khi chơi hoặc không tập trung có thể không cần đeo kính
Không vừa nằm vừa đọc sách, không đọc sách khi ngồi trên xe vì sẽ làm cho khoảng cách từ sách tới mắt thay đổi liên tục làm mắt phải điều tiết.​
  • Kính tiếp xúc mềm đeo ngày (kính áp tròng)
Phương pháp sinh lý và thẩm mỹ hơn tuy nhiên dễ gây viêm nhiễm, khô mắt, bệnh nhân chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
  • Kính áp tròng cứng đeo đêm (Ortho-K): Phương pháp đè dẹt giác mạc (giảm độ cong giác mạc) bằng đeo kính áp tròng đeo đêm.
Ortho-K là phương pháp hiệu quả đặc biệt cho những bệnh nhân cận thị tiến triển, bệnh nhân cận thị trung bình và cao. Giúp cho bệnh nhân không cần đeo kính ban ngày và độ cận gần như không tăng lên. Bệnh nhân sẽ đeo kính Ortho-K vào ban đêm lúc ngủ, sáng ngày hôm sau thức dậy thì bỏ kính ra và thị lực sẽ rõ mà không cần đeo kính gọng.

4/ Phẫu thuật

  •  Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ
Nguyên tắc của các phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là giác mạc trung tâm sẽ được làm mỏng giúp giảm độ cong, và độ khúc xạ được điều chỉnh về chính xác. Điều kiện để phẫu thuật đầu tiên là bệnh nhân hết độ tuổi phát triển thể chất (không còn phát triển chiều cao) thường trên 18 tuổi với nữ, trên 20 tuổi với nam. Cùng với đó là bệnh nhân phải có độ cận ổn định: tăng độ không quá 0.5 D trong vòng 1 năm. Hiện tại ở Việt Nam có một số phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ phổ biến như sau:
 
Phương pháp phẫu thuật Lasik cơ bản: phương pháp này dùng dao vi phẫu cắt lớp nhu mô giác mạc để tạo thành vạt, sau đó lật vạt giác mạc lên rồi phẫu thuật viên tiến hành chiếu tia Laser làm mỏng giác mạc trung tâm, giúp điều chỉnh độ khúc xạ của bệnh nhân.
+ Ưu điểm: Thị lực phục hồi nhanh, có thể laser bổ sung nếu bị tái cận.
+ Nhược điểm: bệnh nhân có thể có cảm giác cộm mắt, khô mắt kéo dài, nhưng có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo để hỗ trợ, và phương pháp này có thể có biến chứng trong quá trình cắt vạt. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp được đánh giá là an toàn cao nhất đã được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, và vẫn đang được hơn 90% bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật.
Phương pháp Femtosecond Lasik: Phẫu thuật viên tiến hành tạo vạt giác mạc cho bệnh nhân bằng máy bắn tia Laser, các xung Laser tác động lên mô giác mạc bằng cách tạo các Plasma, khi các Plasma giãn nở tạo ra các bóng khí làm tách lớp mô giác mạc, nhờ vậy một mặt cắt được hình thành bên trong chiều dày giác mạc. Một dụng cụ được dùng để tách và lật vạt giác mạc sau đó chiếu tia Laser Excimer để chỉnh tật khúc xạ.
Phương pháp ReLEX Smile: Phẫu thuật viên sẽ dùng Laser tạo vạt giác mạc trong chiều dày giác mạc tương ứng với độ cận cần loại bỏ, đồng thời tạo ra 1 đường rạch nhỏ khoảng 2mm để rút vạt giác mạc đã được tách trước đó.
+ Ưu điểm: Đây là phương pháp an toàn có thể hạn chế biến chúng cộm và khô mắt, không có biến chứng trong quá trình tạo vạt.
+ Nhược điểm: Thị lực phục hồi chậm (thường sau 1 tháng thị lực mới phục hồi hoàn toàn), chỉ áp dụng cho bệnh nhân cận loạn thấp và trung bình.
    ● Phẫu thuật thủy tinh thể
Phương pháp phẫu thuật PHAKIC: phẫu thuật viên tiến hành đặt thêm kính nội nhãn trong tiền phòng của bệnh nhân để điều trị tật khúc xạ. Đặc biệt phương pháp này có thể áp dụng với mọi số kính.
Đặt kính nội nhãn có thể gây tăng nhãn áp hoặc tổn thương nội mô giác mạc. Hiện tại phương pháp dùng kính hậu phòng thay vì đặt kính tiền phòng, phối hợp Laser mống mắt chu biên được ưu tiên lựa chọn hơn, phương pháp này sẽ tránh được hiện tượng tăng nhãn áp ở bệnh nhân.
- Phẫu thuật PHACO: Thay thủy tinh thể để điều trị cận thị.
Phương pháp này áp dụng được cho cả những bệnh nhân có độ cận thị cao, và thường được chỉ định ở những bệnh nhân cận thị tuổi cao, sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân cần phải đeo kính nhìn gần. Với những bệnh nhân có tình trạng đáy mắt tốt có thể sử dụng nhân thủy tinh thể đa tiêu để loại bỏ tình trạng lão thị về sau, bệnh nhân sẽ không cần phải đeo kính nhìn gần.
 
Hệ Thống Bệnh Viện Mắt HITEC đã và đang áp dụng các phương pháp điều trị cận thị như: Kính áp tròng đêm Ortho-K, phương pháp phẫu thuật Lasik, phương pháp phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể, đặc biệt ở phương pháp thay thủy tinh thể Hệ Thống Bệnh Viện Mắt HITEC sử dụng nhân thủy tinh thể đa tiêu với chất lượng và tiêu chuẩn Châu Âu giúp điều trị hết cận thị cho bệnh nhân đồng thời loại bỏ cả tình trạng lão thị về sau giúp bệnh nhân không cần đeo kính cận hay kính lão.
 
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct