Không nên chăm chú, "dán mắt" vào các loại màn hình kỹ thuật số nhiều hơn 2 - 3 giờ liên tục. Chỉnh kính tối ưu, đeo kính đủ số góp phần hạn chế hiệu quả hội chứng thị giác màn hình…
Cháu D.Đ.H., học sinh lớp 6 trường THCS Ba Đình (Hà Nội), 2 mắt đều cận loạn, thị lực chỉ đạt được 5/10 – 6/10 mỗi mắt. Nhưng trong buổi khám sàng lọc ở trường, khi bác sỹ hỏi: "bố mẹ có biết mắt con nhìn mờ không?" H. cho biết "bố mẹ con biết nhưng không muốn con đeo kính vì sợ xấu"!
Một trường hợp khác là cháu L.K.T., hai mắt bị cận loạn đã được đeo kính nhưng cũng chỉ nhìn được có 4/10 - 5/10. Khi được hỏi: kính này con đeo lâu chưa? Con nói: "con đeo đã 2 năm nay nhưng chưa đi khám và thay kính". Vậy là con đang đeo kính thiếu số nên mắt vẫn mỏi và nhìn không tốt…
Đó chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp mà các bác sỹ bệnh viện mắt Hitec gặp trong các đợt khám sàng lọc cho học sinh tại các trường. Và chắc chắn, trong số đó có nhiều cháu sẽ có các dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình. Vậy hội chứng thị giác màn hình là gì, được biểu hiện với các dấu hiệu như thế nào, hãy lắng nghe các chuyên gia mắt Hitec sẽ giải thích.
Ths.Bs Nguyễn Thị Minh Ngọc khám mắt cho học sinh
Hội chứng thị giác màn hình là gì?
Hội chứng thị giác màn hình còn được gọi là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (Computer Vision Syndrome – CVS) là tình trạng mỏi mắt, kèm theo một số rối loạn chức năng khác ở người thường xuyên phải tương tác với màn hình kỹ thuật số kéo dài.
Hội chứng thị giác màn hình được gọi tên khi có một nhóm các dấu hiệu sau: nhìn mờ thoáng qua, đau đầu, mỏi mắt, khô mắt,...
Một số nghiên cứu chỉ ra, có đến 90% những người làm việc hàng ngày với máy tính có thể mắc hội chứng thị giác màn hình. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện khi mắt được nghỉ ngơi hoặc sau 1 đêm được ngủ đủ giấc.
Vì vậy, hội chứng thị giác màn hình không làm bạn phải nói "không với các thiết bị màn hình điện tử". Chỉ cần bạn có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để điều chỉnh cách, thời gian, thời lượng, tư thế sử dụng màn hình kỹ thuật số, tình trạng này có thể được cải thiện.
Các dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình?
Hội chứng căng mắt máy tính đã được biết đến từ khá lâu. Tuy nhiên, COVID-19 và những biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 vừa qua bằng các tương tác trên môi trường số đã làm cho hội chứng này "nóng" trở lại với cái tên mới hơn 1 chút: hội chứng thị giác màn hình và trở thành một hồi chuông cảnh báo cho dân văn phòng và nhóm học sinh sinh viên.
Hội chứng này biểu hiện chủ yếu và trước tiên với các dấu hiệu ở mắt: Mỏi mắt, mờ mắt thoáng qua (có thể giảm hoặc tăng dần), đôi khi thấy nhìn nhòe, nhìn đôi, khô ngứa mắt, mắt cộm, xốn, đỏ, chảy nước mắt … do mắt phải tập trung nhìn chăm chú, liên tục, kéo dài vào màn hình trong điều kiện không đủ ánh sáng do các chữ trên màn hình không căng, nét như in ra trên giấy. Một số trẻ bị "cận thị giả" do co quắp điều tiết hoặc khởi phát cận thị hoặc tăng độ cận nhanh trong một khoảng thời gian rất ngắn hoặc có thị lực không còn tốt với kính đang đeo...
Ngoài ra, người lớn còn có thể xuất hiện một số các biểu hiện khác của hội chứng cổ - vai – gáy như: đau đầu, đau cổ, đau vai gáy và mệt mỏi kiểu như suy nhược. Đôi khi bệnh nhân đến khám bác sỹ nội thần kinh với các triệu chứng như vừa mô tả do ngồi lâu, ngồi sai tư thế khiến các cơ vùng này bị căng cứng và hạn chế lưu thông tuần hoàn.
Một số người còn đến với các phòng khám cơ xương khớp để khắc phục các dấu hiệu của Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm cổ tay) do dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây đau mỏi, tê bì, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay. Đó là hậu quả của việc cầm điện thoại, ipad hoặc gập cổ tay đánh máy, gõ bàn phím nhiều giờ liên tục…
Ai? khi nào có thể mắc hội chứng thị giác màn hình?
Các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hitec khuyến cáo: Không nên chăm chú, "dán mắt" vào các loại màn hình kỹ thuật số nhiều hơn 2 - 3 giờ liên tục. Chỉnh kính tối ưu, đeo kính đủ số góp phần hạn chế hiệu quả hội chứng thị giác màn hình
Ngoài ra, các yếu tố khác có thể trở thành "thủ phạm" gây hội chứng thị giác màn hình, kể cả ở những người cao tuổi thường xuyên sử dụng màn hình điện thoại, tivi, ipad để thư giãn, tiêu khiển như:
- Nhìn quá chăm chú, tập trung vào màn hình liên tục mà "quên chớp mắt"
- Sử dụng thiết bị điện tử trong bóng tối hoặc môi trường thiếu ánh sáng. Đặc biệt ở trẻ em, học sinh phải giấu bố mẹ để chơi game, lướt web…
- Ngược lại, ánh sáng phản chiếu từ màn hình kỹ thuật số quá chói cũng không tốt
- Trẻ có các nguy cơ hoặc đã mắc tật khúc xạ (như cận, viễn hoặc loạn thị) mà chưa được điều chỉnh kính phù hợp
- Ngồi không đúng tư thế, căng cứng các cơ kéo dài trong một tư thế cố định
- Khoảng cách hoặc góc nhìn đến màn hình không phù hợp
- Bị màn hình kỹ thuật số "cuốn hút" nên giảm thời gian tương tác với ánh sáng trời và các hoạt động thể chất, vận động tối thiểu…
Cần làm gì để phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình?
Các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình có thể thuyên giảm nếu bạn cải thiện các yếu tố nguy cơ nói trên hoặc ngủ 1 đêm đủ giấc. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên cũng có thể tiến triển nặng hơn nếu bạn vẫn thường xuyên sử dụng màn hình kỹ thuật số nhiều giờ mỗi ngày hoặc đã có bệnh lý về mắt tiềm ẩn.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Tuy nhiên, nếu đã có sự điều chỉnh lối sống, thói quen và kể cả cung cấp các vi chất, bổ sung nước mắt nhân tạo, bạn vẫn cần đến ngay các phòng khám nhãn khoa khi các triệu chứng không được cải thiện hoặc có xu hướng tăng nặng.
Bác sĩ có thể giúp bạn chỉnh kính phù hợp với thói quen và cự ly nhìn khi sử dụng máy tính. Bạn cũng có thể được hướng dẫn các liệu pháp vệ sinh, bài tập thị giác hoặc sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt thích hợp.
Để được tư vấn các bệnh lý về mắt, xin vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ
-✺ ✺ ✺ -
Hotline:
?Ệ ??Ố?? ?Ệ?? ??Ệ? ?Ắ? ????? - ????? ??? ????????
Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống