Chuyên gia mắt Hitec trả lời câu hỏi loạn thị có chữa được không

Loạn thị tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ, loạn thị nếu không phát hiện sớm sẽ dễ bị nhược thị hoặc bị lé (lác), thậm chí khiếm thị, mù lòa do hệ thống thị giác của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện… [caption id="attachment_7321" align="aligncenter" width="640"]

Các hình ảnh khám sàng lọc tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, TP Hà Nội[/caption]

Mẹ "tá hoả" khi con nói "vẫn nhìn rõ" nhưng thật ra con đọc nhầm chữ liên tục…!

BS. Đỗ Minh Đức, Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông chia sẻ: "Trong chương trình tầm soát sàng lọc tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, TP. Hà Nội) mới đây, qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện bé N.N.H lớp 1G bị loạn thị cao, thị lực không kính, H. chỉ đọc được 1-2 hàng…" Gia đình bé H sau khi biết thông tin này đã lập tức đưa con đến Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông thăm khám. Tâm sự với bác sĩ, mẹ cháu kể, thấy cháu cũng hay phải nheo mắt để nhìn nhưng khi hỏi thì cháu bảo ngồi trong lớp vẫn nhìn được lên bảng nên chị cũng chủ quan. Nào ngờ, khi nhìn thực tế cử nhân khúc xạ Lê Thị Huệ thử thị lực cho con, chị mới "tá hỏa" - dù con vẫn đọc nhưng tỷ lệ nhầm chữ rất cao, ví dụ chữ O với chữ G, chữ L với chữ D… Và kết thúc khám chị nhận được đơn kính từ BS. Đức với chẩn đoán: 2 mắt cháu H. bị loạn thị nặng, mắt phải 4 độ, mắt trái 4,50 độ. Mà bước đầu con cũng mới chỉ đạt được 6-7/10. BS. Đức giải thích: "Cũng may là con có thể thích nghi ngay với số kính loạn cao như vậy, nhưng thị lực thì chưa thể đạt được tối đa, chị cứ cho con đeo kính và đến khám lại sau 1 tháng nữa để bác sĩ tiếp tục đánh giá và điều chỉnh sao cho con có thể đạt được thị lực tốt hơn..". Tại đây cháu H. còn được chụp bản đồ giác mạc để theo dõi, đánh giá sự tiến triển của loạn thị hàng năm để loại trừ loạn thị do bệnh giác mạc hình chóp (Keratoconus). Việc này cần được tiến hành hàng năm cho đến khi con được 10 tuổi vì khi đó có thể bệnh giác mạc chóp mới được bộc lộ! 

Kết quả chụp bản đồ giác mạc của bệnh nhân H. tại bệnh viện[/caption]

Loạn thị có phải là một bệnh không?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, loạn thị không phải là một bệnh hoặc một vấn đề sức khỏe của mắt do không có những dấu hiệu tổn thương thực thể trên các bộ phận của nhãn cầu. Loạn thị là một loại tật khúc xạ có tính chất gia đình do các bất thường về hình dạng giác mạc … Loạn thị thường không tiến triển nặng thêm với những tác động môi trường bên ngoài như: làm việc, đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhìn quá gần trong thời gian dài như tật cận thị. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài loạn thị đơn thuần, mắt có thể phối hợp với cận thị (cận loạn) hoặc viễn thị (viễn loạn).

Những dấu hiệu ở trẻ bị tật loạn thị

Triệu chứng loạn thị sẽ không thể hiện rõ ràng, giống nhau ở tất cả bệnh nhân, đôi khi một số trẻ còn không có bất kỳ triệu chứng nào cụ thể nào, tuy nhiên hầu hết trẻ có thể gặp những dấu hiệu sau: - Khó nhìn vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. - Hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo ở mọi khoảng cách, kể cả khi nhìn gần hay nhìn xa. - Trẻ hay nhìn nhầm số/chữ, lệch dòng; trẻ có thể đọc được 1 vài chữ đơn độc nhưng rất khó khăn khi đọc cả hàng hoặc cả đoạn văn bản, điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng quán sát, nhìn nhận đánh giá các vấn để xung quanh gây hạn chế đáng kể về nhận thức và khó khăn trong sinh hoạt - Mỏi mắt, vì vậy trẻ ngại đọc, ngại học dẫn đến kết quả học tập không cao - Nheo mắt, dụi mắt, kích ứng mắt. - Đau đầu.

 

Loạn thị được điều trị thế nào?

Cho đến nay, tật khúc xạ nói chung và loạn thị nói riêng chưa có thuốc và biện pháp chữa trị đặc hiệu. Nhưng tật loạn thị hoàn toàn có thể cải thiện được bằng những cách đơn giản và ít xâm lấn dưới đây: - Đeo kính gọng thông thường. - Kính Ortho-K (Orthokeratology): Ortho-K là một loại kính áp tròng dạng cứng, thấm khí được chỉ định cho trường hợp bị loạn thị nặng để điều chỉnh và định hình lại giác mạc trong lúc chờ đến đủ điều kiện phẫu thuật mắt. Ortho-K còn gọi là kính áp tròng đêm, không cần đeo thường xuyên, chỉ cần đeo qua đêm đủ 6-8h, cả ngày hôm sau trẻ sẽ có thị lực tốt mà không cần đeo kính; - Phẫu thuật giác mạc: Phẫu thuật chỉnh sửa và định hình lại giác mạc vĩnh viễn giúp bạn không cần phải đeo kính loạn thị mà vẫn nhìn mọi thứ rõ nét. Tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý mắt của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả, và phù hợp nhất.

Chuyên gia nhãn khoa Bệnh viện Mắt HITEC khuyến cáo gì?

Tật khúc xạ nói chung và loạn thị nói riêng là nguy cơ gây giảm thị lực và là rào cản cho sự phát triển thế chất, tinh thần cũng như sự hoàn thiện thị giác hai mắt và khả năng nhận biết không gian, khả năng phối hợp tay – mắt với các động tác tinh tế, nhanh nhạy, năng động làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt, học tập và giao tiếp khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Hệ lụy nặng nề hơn cả là sự khó khăn trong việc lựa chọn và phát triển nghề nghiệp của trẻ trong tương lai. Vì vậy, tật khúc xạ với nguy cơ mù lòa không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và gia đình mà nó còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Hãy chủ động phát hiện sớm và quản lý tật khúc xạ cho trẻ với những lời khuyên sau đây:

- Phụ huynh nên đưa con đến khám mắt ít nhất 1 lần trước tuổi đi học tại một cơ sở phòng khám mắt/bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa để tầm soát và sàng lọc tật khúc xạ tiền học đường. Đặc biệt đối với nhóm "nguy cơ cao": trẻ sinh non hoặc trẻ có tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị tật khúc xạ, loạn thị.

- Hàng năm, trẻ cũng cần được theo dõi thường xuyên, định kỳ, để được phát hiện và theo dõi tình trạng tật khúc xạ hoặc chỉnh kính tối ưu để đạt thị lực tốt nhất...

- Tật khúc xạ nói chung và loạn thị nói riêng, hiện nay chưa có thuốc điều trị, đeo kính được chỉnh tối ưu là giải pháp hiệu quả, an toàn nhất phù hợp với mọi điều kiện chi phí, đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt cho trẻ. Trẻ có thể dùng kính Ortho – K để chỉnh thị và không phải đeo kính ban ngày chờ đến khi trẻ trưởng thành (sau 18 tuổi) có thể thay thế kính/bỏ kính bằng các phương pháp phẫu thuật. Khi đó, các bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm sẽ khám và tư vấn giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp và an toàn nhất.  

Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023 đang đến gần, Bệnh Viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội mong muốn giúp quý khách hàng tìm lại THỊ LỰC NHƯ Ý – ĐÓN TẾT AN KHANG với phương pháp phẫu thuật PHACO điều trị đục thủy tinh thể trong chương trình livestream tuần này lúc 15h00 ngày 30/12/2022 trên fanpage của Bệnh viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội cung cấp đầy đủ thông tin về phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể được tư vấn chuyên môn từ Chuyên gia nhãn khoa trên 20 năm kinh nghiệm Ths.Bs Nghiêm Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Bệnh viện Chuyên Khoa Mắt Hitec.

Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống

0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct