Theo các chuyên gia nhãn khoa, mọi người cần cẩn trọng với những chấn thương mắt, dù chỉ là những va chạm nhỏ. Mới đây, một nam bệnh nhân mới ngoài 40 tuổi đã suýt vĩnh viễn không nhìn thấy mọi thứ chỉ vì… bị dây chun bật vào mắt vì chủ quan không đi khám…
May mắn "cứu" được "cửa sổ tâm hồn" sau chấn thương do bị dây chun bật vào
Nam bệnh nhân T.V.T (SN 1975, ở xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) được con gái đưa đến khám vì bị dây chun bật vào mắt nhưng không đi khám.
Đến nay, đã gần 3 tháng sau chấn thương, khi mắt mờ rất nhiều bệnh nhân mới đến Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông, Hà Nội) trong tình trạng mắt trái nhìn ngoài khá yên ả, không sưng nề, không đau nhức, chói cộm nhưng không còn nhìn rõ được hàng chữ to nhất trên bảng thử thị lực… Bệnh nhân được chẩn đoán: mắt trái đứt chân mống mắt rộng trên ½ chu vi, đục nhân mắt hoàn toàn.
"Đây là một trong những trường hợp mắt bị chấn thương để quá lâu, không được phẫu thuật phục hồi sớm nên khi khám phần chân mống mắt của bệnh nhân đứt rộng đã bị xơ hóa rất nhiều vì vậy quá trình phẫu thuật chắc chắn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Ngoài việc thay thủy tinh thể, bác sỹ còn phải khâu phục hồi phần chân mống mắt bị đứt do chấn thương để tạo hình đồng tử nhưng chắc chắn thị lực không thể phục hồi được hoàn toàn như cũ…" – ThS. BS. Nguyễn Văn Sanh – Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec giải thích cho bệnh nhân.
Sau khi được làm tất cả các xét nghiệm, khám nghiệm chuẩn bị trước mổ, bệnh nhân được phẫu thuật thành công – "ca mổ kéo dài gấp 3 lần thời gian các ca thông thường khác" – BS Sanh chia sẻ.
Chỉ trong một lần mổ, bệnh nhân đã được thay thể thủy tinh nhân tạo, khâu phục hồi chân mống mắt đứt rộng bị xơ hóa và tạo hình đồng tử. Sau mổ 1 tuần, thị lực mắt trái đã đạt được 5/10, nhìn vào mắt bệnh nhân T., người bình thường không thể phát hiện ra người đàn ông này vừa trải qua một sang chấn phức tạp như vậy.
"Dù không thể sáng như trước đây nhưng chắc chắn sau ít hôm nữa mắt bệnh nhân sẽ còn nhìn tăng thêm được 2-3 hàng" – BS. Sanh, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân T. khẳng định và nhấn mạnh "thành công nhất là mắt bệnh nhân không có biểu hiện đau nhức do biến chứng viêm màng bồ đào hay tăng nhãn áp sau mổ. Đó là một trong những nguy cơ xấu mà các bác sỹ nhãn khoa luôn lo lắng cho những mắt bị chấn thương vì nó có thể dẫn đến mù lòa và tàn phế dù bệnh nhân còn rất trẻ, đang trong độ tuổi lao động…"
Chuyên gia Hitec nói về chấn thương mắt và khuyến cáo
Theo các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hitec, chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là nguyên nhân thứ 3 gây mù loà sau đục thể thủy tinh và glôcôm. Tổn thương mắt do chấn thương thường rất phức tạp, đòi hỏi một thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời: có thể chỉ nhẹ nhàng như bụi bay vào mắt nhưng đôi khi tổn thương nghiêm trọng hơn gây suy giảm thị lực, thậm trí mất thị lực vĩnh viễn hoặc phải bỏ mắt.
Chấn thương mắt có thể phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, phổ biến nhất là tai nạn sinh hoạt (chiếm khoảng 70%). Một trong những tình huống cũng hay gặp là người bệnh dùng dây chun để buộc hàng và không may bị đứt hoặc tuột tay bật vào mắt giống như trường hợp bệnh nhân T. Với một lực đàn hồi mạnh như vậy, mắt sẽ bị tổn rất nặng nề do rối loạn tuần hoàn và dập nát các tổ chức bên trong, mặc dù ngay sau đó bệnh nhân có thể không cảm thấy khó chịu nhiều, không thấy bị chảy máu ra ngoài ... nhưng không vì thế mà chủ quan!
Theo các chuyên gia, ngay sau chấn thương do nhân mắt chưa bị đục, lại chỉ ở 1 mắt nên bệnh nhân không cảm nhận rõ dấu hiệu nhìn mờ, sau này nhân mắt đục rõ, đục nhiều bệnh nhân mới cảm nhận được và đi khám. Lúc đó, bệnh nhân có thể có thêm các dấu hiệu đau nhức do viêm màng bồ đào hoặc tăng nhãn áp thì câu chuyện lại trở nên phức tạp hơn nhiều.
Tuỳ vào các tác nhân gây chấn thương, bác sỹ sẽ thăm khám, đánh giá mức độ và nguy cơ tổn thương mắt để quyết định phương án xử lý tối ưu. Điều trị chấn thương mắt thường rất phức tạp và tốn kém, đa số không thể hồi phục được thị lực như ban đầu, mọi can thiệp dù tích cực nhất cũng chỉ nhằm bảo tồn tối đa các tổ chức nhãn cầu bị phá hủy do sang chấn, giúp giữ lại một phần thị lực còn lại mà thôi.
Vì vậy, các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo mỗi người cần biết tự giúp mình có những kỹ năng hạn chế tối đa các chấn thương mắt chính là những biện pháp bảo vệ mắt thiết thực nhất:
- Cẩn thận trong các tình huống có nguy cơ chấn thương: chẳng buộc hàng bằng dây chun, tham gia giao thông hoặc các bộ môn thể thao đối kháng …
- Đeo kính bảo vệ mắt: Sử dụng kính mát khi ra ngoài giúp bảo vệ mắt tránh khỏi tia cực tím từ mặt trời cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường, ngăn cản vật lạ bất ngờ bay vào mắt.
- Bảo hộ lao động: Với những người làm việc trong môi trường đặc thù tiếp xúc nhiều với hoá chất, các tia bức xạ, mạt kim loại... cần đeo kính bảo hộ để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương mắt do dị vật vô tình bắn vào.
- Sử dụng kính áp tròng đúng cách: trừ kính áp tròng đêm, các loại áp tròng khác không đeo qua đêm, vệ sinh kính đúng cách, sử dụng đúng thời hạn cho phép theo hướng dẫn của bác sỹ … để ngăn ngừa các nguy cơ gây thương tổn mắt.
- Đặc biệt không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có đơn của bác sỹ chuyên khoa mắt
Cách 2: Gọi điện nói rõ tham gia chương trình chăm sóc mắt học đường.
- Khách hàng đến khám sẽ được thực hiện các bước khám theo quy trình kiểm tra nghiêm ngặt với các thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
- Ngoài ra, đến với các chương trình LiveStream vào 15h00 thứ 6 hàng tuần tại địa chỉ https://www.facebook.com/hethongbenhvienmathitec, quý khách hàng sẽ có thêm những thông tin bổ ích giúp chăm sóc mắt sáng khỏe và được giải đáp tất cả các thắc mắc về các bệnh mắt thường gặp bởi các chuyên gia nhãn khoa của Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC
- Hotline: 0984 122 153
- Hệ Thống bệnh viện mắt HITEC - HITEC Hospital gồm 3 cơ sở:
- Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Nguồn báo Sức Khỏe Đời Sống