Điều trị mắt lác (lé)

Mắt lác hay mắt lé là hiện tượng nhãn cầu (lòng đen) bị lệch, không về được chính giữa khi ta nhìn thẳng và nhìn theo các hướng khác nhau. Mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau, thường ở miền nam gọi là mắt lé, miền bắc và miền trung thì gọi là mắt lác. Người bị lác (lé) là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em.

Mắt lác hay mắt lé là hiện tượng nhãn cầu (lòng đen) bị lệch, không về được chính giữa khi ta nhìn thẳng và nhìn theo các hướng khác nhau. Mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau, thường ở miền nam gọi là mắt lé, miền bắc và miền trung thì gọi là mắt lác. Người bị lác (lé) là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em. Theo thống kê có khoảng 4% trẻ em bị lác. Mắt lác (lé) có tính di truyền trong gia đình, tuy nhiên nhiều bệnh nhân bị lác không do di truyền gọi là mắt lác (lé) mắc phải.

1. Mắt lác (lé) được phân thành:

  • Lác (lé) ngoài là nhãn cầu lệch ra ngoài
  • Lác (lé) trong là nhãn cầu lệch vào trong
  • Lác (lé) đứng trên là nhãn cầu lệch lên trên
  • Lác (lé) đứng dưới là nhãn cầu lệch xuống dưới

Dựa trên thời gian bị bệnh chia thành: Lác (lé) bẩm sinh và lác (lé) mắc phải.

2. Triệu chứng mắt lác (lé)

  • Mắt lác (lé) rất dễ nhận biết khi người bị tự soi gương hay mọi người xung quanh phát hiện nhãn cầu (lòng đen) bị lệch khi nhìn thẳng.
  • Mỏi mắt thường xuyên, không tập trung được
  • Đi lại va vấp, căn khoảng cách giữa các vật không chính xác, có thể hậu đậu khi làm việc
  • Thị lực giảm khi lác (lé) kéo dài lâu ngày.

3. Nguyên nhân gây lác (lé)

  • Do sự phân bố và phát triển nhóm cơ vận nhãn không đồng đều
  • Do liệt hoặc ảnh hưởng dây thần kinh vận nhãn. Ảnh hưởng dây thần kinh số 4 gây mắc lác(lé) dọc, ảnh hưởng dây thần kinh số 3,6 gây mắt lác (lé) ngang.
  • Do khối u trong não, u dây thần kinh.
  • Tổn thương từ não bộ: tai biến mạch máu não, biến chứng tiểu đường…
  • Trúng gió: đã thăm khám và được chỉ định chụp chiếu nhiều nơi nhưng không phát hiện tổn thương não, mất cân bằng nhóm cơ, bệnh thường xảy ra đột ngột sau một đêm ngủ dậy hay gặp phải gió lạnh.
  • Thoái hoá sợi Myelin dẫn truyền thần kinh
  • Do bị chấn thương, va đập vùng đầu mặt
  • Thói quen sinh hoạt cũng là một nguyên nhân gây lác (lé). Đặc biệt cảnh báo tình trạng lác ở trẻ em tăng do thói quen nằm xem điện thoại hoặc xem điện thoại dưới điều kiện ánh sáng kém.

4. Những tác hại do lác(lé) gây ra

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đôi mắt, cản trợ sinh hoạt, công việc
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, khi mắt mắc phải những khiếm khuyết sẽ ảnh hưởng nhiều đến diện mạo, nét đẹp vốn có của khuôn mặt. Người bị lác (lé), thường e ngại, mất tự tin trong giao tiếp.
  • Có thể gây nhược thị: Nếu lác xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực (nhược thị), mất khả năng nhận thức chiều sâu, khả năng canh khoảng cách kém, dễ bước hụt chân cầu thang.

5. Bệnh mắt lác có điều trị được không

Bệnh lác mắt có thể điều trị được. Tuy nhiên, mức độ phục hồi và mục tiêu điều trị đối với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, thời gian mắc lác bao lâu. Đối với nhãn khoa, mục tiêu chính của điều trị lác là để có thị giác 2 mắt tốt nhất, giúp bệnh nhân nhìn được hình ảnh 3 chiều và có sự thuận lợi trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công việc.

  • Với trẻ bị lác (lé), ngay từ lúc bé được 6 tháng tuổi nên che con mắt bình thường cho đến khi mắt lé nhìn được thẳng. Nếu làm tích cực chỉ trong 10-15 ngày là có sự cải thiện thị lực.
  • Nếu mắt lác (lé) có chỉ định mổ thì mổ trước 7 tuổi là tốt nhất. Quãng tuổi này mổ vừa đạt kết quả chắc chắn vừa phục hồi thị lực tốt. Vì vậy các bậc phụ huynh phát hiện con cháu bị lác mắt hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
  • Mổ lác (lé) ở thanh niên hay người lớn chỉ phục hồi về thẩm mỹ, không phục hồi thị lực, do đó rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lé do bất thường của cơ, thần kinh. Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt

Bệnh nhân được phẫu thuật lác (lé) bởi Ths.Bs Nguyễn Văn Sanh Giám đốc Bệnh viện Mắt Kĩ Thuật Cao Hà Nội
 

6. Các phương pháp điều trị mắt lác (lé)

Tùy theo từng loại lác mắt có các điều trị khác nhau. Trong một vài trường hợp, điều trị không can thiệp y khoa (như: đeo kính và tập luyện cho mắt) là thích hợp hơn. Trong khi đối với những trường hợp khác, phẫu thuật sớm là cần thiết. Đôi khi, khi lác mắt có liên quan đến các vấn đề ở mắt hay ở não, điều đầu tiên là bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra kỹ bằng khám lâm sàng và các xét nghiệm để đảm bảo rằng các vấn đề ở trên không tồn tại.

Những nguyên tắc điều trị sau đó:
1. Cố gắng tối ưu hóa tầm nhìn cả hai mắt và cung cấp cho trẻ em kính thích hợp.
2. Chữa trị bất cứ chứng giảm thị lực đang tiềm ẩn (bệnh mắt lười).
3. Cố gắng kết hợp luyện tập để dạy cho trẻ làm thế nào để sử dụng hai mắt cùng với nhau.
4. Thực hiện phẫu thuật kéo hai mắt tập hợp lại, nếu cần thiết.

Lác mắt điều trị qua 3 giai đoạn một là điều chỉnh bằng kính, hai là điều trị nhược thị và ba là phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng hai mắt. Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần được khám nhãn khoa chuyên sâu. Đặc biệt đối với trẻ em, quy trình khám mắt có thể cần nhiều lần tái khám để chọn được phương án điều trị tối ưu.
Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà nên tránh tự điều trị “lác” (lé kim) theo kinh nghiệm hoặc truyền miệng vì sẽ có thể bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị lác (dưới 3 tuổi đối với lác bẩm sinh).

Phẫu thuật lác điều trị cả mục tiêu duy trì thị giác 2 mắt và mục tiêu thẩm mỹ. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật lác là trên 95% đối với mục tiêu thẩm mỹ, còn với mục tiêu duy trì thị giác 2 mắt ở trẻ nhỏ, càng thực hiện sớm càng tăng tỷ lệ thành công.

Phẫu thuật lác được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ, bao gồm nhỏ tê và tiêm gây tê với áp lực nhẹ nhàng, hoàn toàn không đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Đối với trẻ nhỏ phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Phẫu thuật lác không cần nằm viện, bệnh nhân có thể ra về ngay sau phẫu thuật.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa, Ths.Bs Nguyễn Văn Sanh chuyên khám và điều trị lác (lé) cho cả trẻ em và người lớn. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về bệnh lí mắt lác của bản thân và người thân, đặc biệt là các cháu nhỏ tuổi.Liên hệ hotline 0984.122.153 hoặc đặt lịch khám ngay với bác sĩ nhãn khoa Mắt Hitec để được tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả kịp thời.

Dịch vụ khác

dieu-tri-sup-mi-mat

Điều trị sụp mi mắt

Sụp mi mắt là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng. Tùy theo thời điểm xuất hiện có thể là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. Tùy theo nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, có các loại sụp mi: Do cơ, do cân cơ, do thần kinh, do thần kinh cơ, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già…

Xem chi tiết
dieu-tri-bong-mo-mat

Điều trị bọng mỡ mắt

Bọng mỡ mắt hay còn được gọi là bọng mắt. Đây là phần mỡ mí mắt dày hơn bình thường, khiến cho đôi mắt mất đi vẻ đẹp trẻ trung vì bọng mắt sẽ để lộ ra dấu hiệu già nua, thiếu sức sống.  Để khắc phục tình trạng này, thủ thuật lấy bọng mỡ mắt được đánh giá là mang đến hiệu quả thẩm mỹ tức thì cho tình trạng già nua phần mí mắt dưới. Đồng thời góp phần giúp cho đôi mắt được tươi trẻ hơn.

Xem chi tiết
dieu-tri-ho-mi-mat

Điều trị hở mi mắt

Xem chi tiết

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường