Điều trị sụp mi mắt

Sụp mi mắt là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng. Tùy theo thời điểm xuất hiện có thể là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. Tùy theo nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, có các loại sụp mi: Do cơ, do cân cơ, do thần kinh, do thần kinh cơ, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già…

Người có mắt bị sụp mi thường có tầm nhìn hạn chế do không thể mở to mắt cộng với việc mí luôn trong tình trạng cụp xuống. Điều này gây cho họ sự tư ti do hai mắt không đồng đều, bên mắt bị sụp thường có vẻ lờ đờ, mệt mỏi khiến cho khuôn mặt thiếu sức sống khi giao tiếp với mọi người. 

1.Sụp mi mắt là gì

Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng.

Tùy theo thời điểm xuất hiện có thể là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. Tùy theo nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, có các loại sụp mi: Do cơ, do cân cơ, do thần kinh, do thần kinh cơ, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già…

2. Nguyên nhân gây sụp mi

  • Bẩm sinh: Nguyên nhân gây sụp mí mắt có thể do yếu tố bẩm sinh xuất hiện ngay từ lúc mọi người sinh ra hoặc do di truyền qua nhiều thế hệ. Và cho đến khi trưởng thành thì tình trạng sụp mí càng rõ nét hơn
  • Quá trình lão hóa: Càng lớn tuổi thì tình trạng lão hóa diễn ra càng nhanh, theo đó vùng mí mắt xuất hiện nhiều da chùng, bọng mỡ gây ra tình trạng chảy xệ và sụp mí nghiêm trọng
  • Liệt cơ: Khi bản thân mắc các hội chứng như xoang, mắt khe dơi,… khiến các dây thần kinh bị tổn thương gây ra tình trạng liệt cơ mi. Trong khi cơ mi không hoạt động lâu ngày sẽ dẫn đến sụp mí
  • Nhược cơ: Xuất hiện ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi, cơ mí mắt hoạt động yếu và có thể bị nhược cơ và gây tình trạng sụp mí nếu không được xử lý nhanh
  • Tai nạn: Khi gặp tai nạn ngoài ý muốn, vùng mí mắt có thể bị sụp do tác động mạnh. Lúc này hiện tượng sụp mí là do nguyên nhân khách quan
  • Phẫu thuật thẩm mỹ hỏng: Trong quá trình loại bỏ da chùng, bọng mỡ mắt, bác sĩ sẽ bỏ đi một lượng da thừa hợp lý, nếu cắt bỏ quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây hiện tượng trợn hoặc sụp mí
  • Nguyên nhân khác: Hiện tượng sụp mí có thể xuất hiện do các nguyên nhân chủ quan như: Sau thức khuya và ngủ dậy hoặc do thừa da, sa cơ mi…

sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh

3. Dấu hiệu nhận biết sụp mi

Triệu chứng rõ ràng nhất chính là mi mắt bị sa xuống. Nhiều trường hợp thì mi mắt sẽ không sụp rõ ràng và không gây ra đau đớn gì. Và trong một số trường hợp khác thì người bị sụp mi sẽ cảm thấy tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến diện mạo của họ và sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý nói chung.

Mi mắt sụp có thể gây che phủ mắt làm ảnh hưởng đến thị lực trong một số trường hợp, và tình trạng này có thể trở nên tệ hơn khi nhìn xuống hoặc khi đọc sách. Lông mày cũng có thể sẽ phải nhướn lên để trợ giúp cho tầm nhìn đang bị che, việc này có thể làm cho các cơ trên mặt bị mỏi.

4. Những biến chứng do sụp mi

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sụp mi có thể gây nhiều hệ lụy. Với trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lác, hậu quả là làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt. Vì sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não,…), nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

5. Chẩn đoán sụp mi

Bệnh nhân bị sụp mi cần được khám xét, đánh giá tình trạng mi sụp và tìm nguyên nhân, các tổn thương kèm theo gồm:

Khai thác tiền sử: Tiền sử gia đình, thai sản, quá trình phát triển, bệnh tật, chấn thương,…

Khai thác bệnh sử: Thời điểm xuất hiện, diễn biến của sụp mi, các bất thường khác (song thị, giảm thị lực, đau nhức mắt, đau đầu, viêm tấy đỏ, yếu bại cơ, nói ngọng, ăn sặc, có tiếng thổi trong đầu,...), các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị đã áp dụng và đáp ứng, diễn biến trong và sau điều trị.

- Khám xét toàn thân: Khám tổng quát và gửi khám các chuyên khoa có liên quan như: Thần kinh, tai mũi họng, hàm mặt, nội tiết, lồng ngực,...

- Đánh giá tình trạng mi sụp:

+ Mức độ sụp mi: Hiện nay thường chia theo Mustardé như sau:

Nhẹ (Độ I): Bờ mi nằm phía trên bờ đồng tử.

Vừa (Độ II): Bờ mi nằm trên (che một phần) diện đồng tử.

Nặng (Độ III): Bờ mi che toàn bộ diện đồng tử.

+ Biên độ vận động mi trên (đánh giá chức năng cơ nâng mi):

Nhóm 1 (Chức năng cơ nâng mi kém): BĐVĐ ≤ 4 mm.

Nhóm 2 (Chức năng cơ nâng mi trung bình): BĐVĐ = 5 – 7 mm.

Nhóm 3 (Chức năng cơ nâng mi khá) BĐVĐ = 8 – 12 mm.

Nhóm 4 (Chức năng cơ nâng mi tốt) BĐVĐ trên 12 mm.

- Đánh giá tình trạng các cấu trúc, bệnh lý liên quan: hốc mắt, độ lồi nhãn cầu, tình trạng vận nhãn, nhãn cầu,…

- Các xét nghiệm: Các thử nghiệm phát hiện nhược cơ (Điện cơ, test nước đá, test Prostigmin, Tensilon,...), chẩn đoán hình ảnh như siêu âm mắt, siêu âm mạch hốc mắt, chụp X quang hốc mắt, chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch máu (DSA),...

- Chẩn đoán phân biệt:

+ Giả sụp mi: Do nhãn cầu teo nhỏ, mắt giả nhỏ, thụt nhãn cầu sau chấn thương gãy thành xương, lác đứng, sa cung mày, chùng dãn mi nặng, lác lên hoặc xuống đối bên, do khuôn mặt không cân đối (mặt lệch, 2 mắt không đối xứng),...

+ Sụp mi cơ năng: co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mi mắt bên đối diện sụp nhẹ.

6. Điều trị sụp mi

– Mục đích điều trị là cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ.

6.1 Khi nào cần điều trị sụp mi?

– Trước hết, phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị bệnh toàn thân ổn định (như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III, …) mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

– Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi độ II, độ III (bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân), cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.

6.2. Phẫu thuật điều trị sụp mi:

Tùy theo từng trường hợp sụp mí nặng hay nhẹ, do bẩm sinh hay không bẩm sinh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật phụ hợp. Trước mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn trực tiếp về tình trạng mí mắt, hình dáng cung mày, khuôn mặt và thể trạng của mỗi người để xác định khả năng phẫu thuật cũng như cách thức thực hiện.

Với trường hợp sụp mí bẩm sinh:

Cắt ngắn cơ nâng mi trên

Phương pháp này giúp khắc phục bệnh sụp mí mắt khá hiệu quả nhưng lại rất khó thực hiện, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật chữa sụp mí mắt. Khi phẫu thuật cần xác định chính xác lượng cơ cần cắt đi để đôi mắt trở về trạng thái tự nhiên nhất.

Cân cơ hoặc treo mi trên vào cơ trán

Đây là phương pháp tương đối đơn giản, được nhiều người áp dụng. Cân cơ thì thường dùng chất liệu như vạt cơ trán, cân cơ đùi, silicon… để treo mi mắt lên với cơ trán.

Với trường hợp sụp mí không do bẩm sinh

Nâng cung mày

Phương pháp này áp dụng với những trường hợp có da và mỡ thừa trên mi mắt ít. Chân cung mày được nâng cao lên, phần da chùng trên mi mắt sẽ được cắt bỏ giúp mắt mở được to hơn, không còn tình trạng sụp mí.

Cắt mí mắt

Đây là một tiểu phẫu có thể giúp cải thiện tình trạng sụp mí, được ứng dụng đối với trường hợp mắt sụp mí nhẹ. Theo đường rạch ở nếp mi trên, các bác sĩ sẽ loại bỏ da chùng và mỡ thừa giúp mắt mở ra được rõ ràng hơn.

7. Đề phòng sụp mi

  • Để phòng sụp mi cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh:
  • Không thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc để đôi mắt được phục hồi sau khi lao động, làm việc.
  • Không nên tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, không đọc sách báo khi thiếu ánh sáng.
  • Không nên thường xuyên sử dụng kính sát tròng. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt. Nên sử dụng kính râm hoặc kem chống nắng dành riêng cho mắt khi đi ra ngoài.
  • Để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, nếu phải làm việc liên tục với thiết bị điện tử, máy tính, thì sau 30-60 phút làm việc nên nhắm mắt lại trong vài giây để mắt được thư giãn.
  • Ngoài ra cần tránh xa các tác nhân không tốt cho mắt, có chế độ ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… tốt cho mắt.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Hạn chế uống cà phê, rượu, các chất kích thích…
  • Khi có các bất thường về mắt thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và dùng thuốc theo đơn, không tùy tiện tra các thuốc mắt mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Địa chỉ phẫu thuật sụp mí mắt an toàn
Để có thể chữa sụp mí hiệu quả và an toàn, bạn cần tìm đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Bệnh Viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội có đội ngũ bác sĩ chuyên môn với hơn 20 năm kinh nghiệm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên,  đảm bảo mang lại sự hài lòng và chất lượng dịch vụ cao nhất cho khách hàng. Hotline tư vấn dịch vụ 0984 122 153.

Other Services

dieu-tri-mat-lac-le

Điều trị mắt lác (lé)

Mắt lác hay mắt lé là hiện tượng nhãn cầu (lòng đen) bị lệch, không về được chính giữa khi ta nhìn thẳng và nhìn theo các hướng khác nhau. Mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau, thường ở miền nam gọi là mắt lé, miền bắc và miền trung thì gọi là mắt lác. Người bị lác (lé) là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em.

View Details

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct