Điều trị Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Khiến mi mắt ngứa và sưng đỏ kèm theo các biểu hiện như chảy nước mắt, cảm giác có sạn ở bên trong mắt, gây đau hoặc mờ mắt..

Mí mắt là nếp gấp của da che mắt và bảo vệ mắt khỏi các vật thể lạ, khói bụi. Mí mắt có hàng lông mi với các nang lông ngắn và cong ở rìa mí mắt. Các nang này chứa các tuyến bã nhờn (tuyến Meibomius). Các tuyến này đôi khi có thể bị tắc nghẽn hoặc bị kích thích gây ra một số bất thường ở mí mắt. Một trong những bệnh này được gọi là viêm mí mắt hay viêm bờ mi mắt. Viêm bờ mi là một bệnh mạn tính, tình trạng viêm vùng mi mắt do sự gia tăng số lượng của các vi khuẩn thường trú tại bờ mi và chân lông mi.

Tuyến bã nhờn hay còn gọi là tuyến Meibomius

Bất kì ai và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm bờ mi, nhưng tỉ lệ này càng tăng khi độ tuổi càng tăng, vì khi chúng ta bắt đầu già đi thì các kháng thể tự nhiên trong nước mắt cũng ít dần đi. Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn tạo nên vỏ bọc dọc theo mi mắt, tạo nên lớp màng sinh học dính các độc tố vi khuẩn. Vì vùng rìa bờ mi là nơi rất khó vệ sinh nên sự phát sinh của hệ vi khuẩn kí sinh, vẩy gàu và lớp màng phim có thể phát triển qua nhiều năm.

Lớp màng sinh học dính đó tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển hơn, không những tạo nên triệu chứng cộm ngứa mà còn tạo nên các bệnh lý viêm mạn tính từ các độc tố của vi khuẩn. Bệnh lý viêm tạo nên những ảnh hưởng xấu đến các cấu trúc vùng bờ mi, cụ thể là các tuyến sản xuất nước mắt.

Viêm bờ mi thường xảy ra khi các tuyến dầu gần chân lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và mẩn đỏ. Bệnh có thể trở thành mãn tính và khó điều trị. Viêm bờ mi được chia làm 2 loại cụ thể là:

Viêm bờ mi trước: Viêm bờ mi trước là nơi lông mi gắn với mí mắt. Nó thường do bã nhờn liên quan đến vảy da chết hoặc nhiễm khuẩn gây ra. 

Viêm bờ mi sau: Viêm bờ mi sau là ảnh hưởng đến phần trong của mí mắt, nơi tiếp xúc với mắt. Loại viêm này xảy ra khi các tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rồi gây viêm. Ngoài ra rối loạn tuyến nhờn cũng là nguyên nhân gây ra viêm bờ mi sau.

Các giai đoạn phát triển của viêm bờ mi

Các giai đoạn phát triển của viêm bờ mi

1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm bờ mi mắt

Trên thực tế, chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng viêm bờ mi mắt. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây thường được chẩn đoán dẫn đến viêm bờ mi như:

  • Rối loạn chức năng của tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn này nằm ở chân lông mi. Khi có rối loạn, mắt bị khô tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công vùng mi mắt, dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm. 
  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến mí mắt sưng tấy và có thể hướng vào trong hoặc ra ngoài, từ đó lông mi có thể chọc vào mắt gây tổn thương giác mạc.
  • Cơ thể tự bảo vệ trước các tác nhân gây dị ứng nên dẫn đến phản ứng viêm, kích ứng.
  • Ngoài ra bị viêm bờ mi mắt cũng có một số yếu tố như: Tác dụng phụ của thuốc điều trị, có vảy da chết xung quanh mắt, dị ứng mỹ phẩm,...

2. Triệu chứng của bệnh viêm bờ mi mắt

Tùy thuộc vào mức độ bệnh hiện tại mà bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu như: Nóng rát ở vùng mắt, ngứa mắt, khô mắt, chảy nước mắt rất nhiều, có ghèn ở khoé mắt hoặc ở chân mi, cảm giác có dị vật trong mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Triệu chứng có thể kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, bên cạnh đó bệnh viêm bờ mi khiến bạn rụng lông mi. Ngoài ra bạn có thể gặp phải những dấu hiệu lạ, không giống ở trên. Nếu gặp phải tình huống như vậy bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vì cơ địa mỗi người là khác nhau.

Viêm bờ mi mắt​ có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 2Triệu chứng viêm mi mắt có thể thấy là chất nhầy dính ở mi mắt
Bệnh viêm bờ mi mắt có nguy hiểm?
Nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm bờ mi có nguy hiểm? Trên thực tế, bệnh viêm bờ mi chỉ gây khó chịu và cản trở tầm nhìn nhưng nhìn chung không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị và bảo vệ đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Sự tắc nghẽn của các tuyến bã nhờn của mí mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bệnh này. Các tuyến bã nhờn có nhiệm vụ giữ nước cho mắt và ngăn nước mắt bay hơi quá nhanh. Do đó khi tuyến này bị tắc dẫn đến khô mắt và một số hậu quả như viêm kết mạc hoặc thậm chí là viêm giác mạc.

Biến chứng của viêm bờ mi

Biến chứng của viêm bờ mi

3. Chữa viêm bờ mi mắt như thế nào cho hiệu quả

Hiện nay có nhiều cách chữa trị viêm bờ mi mắt tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bạn cũng có thể điều trị ở nhà nếu bị nhẹ hoặc mới bị để giảm sưng đau, khó chịu.

3.1 Sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng
Sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để loại bỏ tác nhân gây viêm bờ mi mắt như BlephEx, Lipiflow, Công nghệ IPL (Intense Pulsed Light). Mục tiêu chung là làm thông tuyến bã nhờn, không còn bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, một số trường hợp cần sử dụng kết hợp với thuốc dạng uống, thuốc kháng sinh tại chỗ dạng bôi hoặc thuốc giảm sưng viêm,..

*Điều trị viêm bờ mi bằng phương pháp BlephEXTM

So với các phương pháp truyền thống, điều trị viêm bờ mi bằng thiết bị BlephexTM là một phương pháp đặc biệt khi sử dụng bông gòn và các sản phẩm chăm sóc mi có sẵn trên thị trường. Với BlephExTM bác sĩ có thể loại trừ một cách toàn diện các vảy và màng sinh học do vi khuẩn gây ra ở dọc bờ mi – đây là nguyên chính dẫn đến viêm tuyến bờ mi

BlephExTM - giải pháp điều trị viêm bờ mi hiệu quả

Vệ sinh bờ mi bằng BlephexTM làm giảm nhanh các yếu tố gây viêm mãn tính và dai dẳng của bệnh lý. Tình trạng viêm bờ mi được cải thiện nhanh hơn và  bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại với cuộc sống thoải mái mà không phải lo lắng các triệu chứng rất khó chịu do bệnh gây ra.

Nếu so sánh với cách điều trị truyền thống, có thể thấy, bệnh nhân viêm bờ mi sẽ phải tốn nhiều chi phí khi sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, kháng viêm… Với BlephExTM người bệnh sẽ thấy hiệu quả ngay chỉ sau một lần điều trị, vì thế chi phí phải chi trả để điều trị căn bệnh này tiết kiệm hơn rất nhiều.

BlephExTM là một công nghệ mới, không phức tạp có thể giúp bác sĩ nhãn khoa điều trị viêm bờ mi bằng cách loại bỏ triệt để các độc tố của vi khuẩn gây viêm bờ mi, từ đó nhanh chóng phục hồi bờ mi khỏe mạnh, mang lại cho cuộc  thoải mái cho người bệnh.

3.2 Cách giảm sưng đau do viêm bờ mi mắt tại nhà
Đối với trường hợp nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà bằng các cách như sau:

Chườm ấm và tẩy tế bào chết ở mắt

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch, thấm với nước ấm, vắt ráo nước sau đó đắp lên mắt khoảng 1 phút, thực hiện 3 - 4 lần. Không nên để khăn quá nóng sẽ làm tổn thương vùng da quanh mắt vì da ở đây rất mỏng.

Sau khi chườm ấm lên mắt, bạn có thể dùng khăn để loại bỏ lớp vảy và mảnh vụn rơi ra khỏi vùng mí mắt bị viêm. Việc này có tác dụng làm sạch tuyến bã nhờn và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn chất nhờn ở mí mắt.

Bổ sung omega 3 và hạn chế một số thực phẩm

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể cản trở quá trình điều trị hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm bờ mi như các món giàu chất béo bão hòa, bia rượu, thực phẩm nhiều đường,... Bên cạnh đó bổ sung các món ăn giàu omega 3 có tác dụng kháng viêm, ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn.

Giữ vệ sinh mắt

Làm sạch mí mắt và lông mi nhằm loại bỏ tất cả bụi bẩn và vi khuẩn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Hạn chế tối đa việc dùng tay dụi hoặc gãi vào mắt. Bên cạnh đó, bạn nên tập chớp mắt nhiều hơn trong ngày để thúc đẩy tuyến nhờn hoạt động. Nhiều khi tiếp xúc với máy tính khiến bạn ít chớp mắt hơn, nên thực hiện chớp mắt 3 - 4 lần/ngày, khoảng 20 - 30 cái/lần.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về viêm bờ mi mắt có nguy hiểm hay dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn bảo vệ đôi mắt của mình. Nếu tình trạng bệnh không giảm hay có dấu hiệu lạ nên đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm nhé.

Other Services

dieu-tri-benh-chap-mat

Điều trị bệnh Chắp mắt

Chắp mắt là do tuyến Meibomius bị bít tắc, các chất bã bị tắc nghẽn dưới mí mắt gây nên viêm, khiến nổi hạt và sưng đỏ ở mí mắt.

View Details
dieu-tri-benh-leo-mat

Điều trị bệnh lẹo mắt

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ hoặc áp xe

View Details
dieu-tri-quam-mi-mat

Điều trị quặm mi mắt

Quặm mi là tình trạng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi cọ xát với mắt gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc. Bệnh có thể khiến mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa hoàn toàn.

View Details

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct