Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giờ đây phẫu thuật đục thủy tinh thể không chỉ để "xóa mù" để người bệnh nhìn được mà còn giúp họ nhìn rõ, nhìn hình ảnh chân thực, sắc nét, mầu sắc sống động ở mọi khoảng cách: xa, gần hay nhìn trung gian… với phaco khúc xạ và thủy tinh thể đa tiêu cự. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất. Thủy tinh thể là một bộ phận quang học quan trọng của con mắt, có cấu tạo như một thấu kính trong suốt, giúp ánh sáng hội tụ trên võng mạc để mắt nhìn được hình ảnh rõ nét và chân thực nhất. Đục thủy tinh thể hay còn gọi là bệnh cườm khô (phân biệt với cườm nước – thiên đầu thống) là tình trạng thấu kính đó bị đục với nhiều hình thái, mức độ và nguyên nhân khác nhau. Đục thủy tinh thểtuổi già là tình trạng thoái hóa do tuổi tác; đục thủy tinh thểbệnh lý (hay đục thứ phát) có thể do chấn thương hoặc những bệnh lý tại mắt hoặc toàn thân hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc; đục thủy tinh thể bẩm sinh là loại đục ngay từ bào thai do một số bất thường trong quá trình mang thai của người mẹ… Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất. Khoảng 25- 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 (dưới 1/10) do đục thủy tinh thể ở những độ tuổi khác nhau. Trong đó, từ 55 đến 64 tuổi chiếm dưới 5%, nhưng tỷ lệ này tăng cao tới gần 50% ở độ tuổi từ 75- 84. Tại Đông Nam Á, mù do đục thủy tinh thể chiếm 50% các nguyên nhân gây mù (tỷ lệ này cao hơn ở nữ giới). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 50% những người trên 60 tuổi bị đục thủy tinh thể và tỷ lệ này lên đến 100% ở những người trên 80. Tại Việt Nam, theo Viện Mắt Trung ương (năm 2000), mù do đục thủy tinh thể chiếm 60% các loại mù, trong đó đục thể thuỷ tinh 2 mắt ở nữ chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.
Các hình thái đục thủy tinh thể[/caption] Triệu chứng đục thủy tinh thể có thể không giống nhau do hình thái đục khác nhau. Người bệnh có thể thấy thị lực nhìn xa giảm khi đục thủy tinh thể vùng nhân. Trong khi đó, thị lực nhìn gần có thể vẫn được cải thiện ở giai đoạn đầu do tình trạng "cận thị hóa", vì vậy một số người lão thị bị đục thủy tinh thể có thể giảm số kính hoặc bỏ kính lão tạm thời trong một thời gian ngắn mà vẫn đọc rõ. Đục thủy tinh thể dưới bao sau gây giảm thị lực nhiều hơn khi đồng tử co nhỏ trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi nhìn gần để đọc. Đây là hình thái đục thủy tinh thể hay gây mất độ nhạy tương phản và gây chói, lóa, khó phân biệt được màu sắc … đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng trời hoặc khi có đèn pha ô tô đi ngược chiều rọi lại. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu khi đeo kính mát hoặc trong bóng râm … Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như nhìn thấy chấm đen hoặc ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm và chỉ có một dấu hiệu duy nhất là nhìn mờ mà không kèm đau nhức. Nhưng dù đục thủy tinh thể do nguyên nhân gì thì phương pháp điều trị cuối cùng vẫn là thay thế thủy tinh thể đục bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL) với phẫu thuật phaco để phục hồi thị lực và tránh những biến chứng do đục thủy tinh thể gây ra.
Người bệnh đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật? Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh – Giám đốc Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội ( Mắt HITEC), bệnh nhân đục thủy tinh thể đang gia tăng và có xu hướng "trẻ hóa". Tại đây, mỗi ngày trung bình có tới trên 20 bệnh nhân đục thủy tinh thể đến khám có chỉ định phẫu thuật,. trong đó, tỷ lệ phẫu thuật phaco khúc xạ chiếm tới trên 60%". Ông V.H.C ngoài 60 tuổi, ở Phú Xuyên (Hà Nội) đến Bệnh viện Mắt HITEC khám vì gần đây bà thấy 2 mắt bị mờ, chỉ nhìn thấy bóng người mà không rõ mặt. Bà D., được chẩn đoán 2 mắt đục thủy tinh thể tiến triển và có chỉ định mổ. Trường hợp khác cũng ngoài 60 tuổi là ông T.M.C., ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã mổ phaco 1 mắt. Từ chỗ mắt luôn bị chói lóa khi ra ngoài nắng, gây cho ông nhiều cản trở khi làm việc và sinh hoạt ngoài trời, sau mổ ông thực sự thấy "sảng khoái" với "con mắt mới" tại HITEC. "Giờ đây, tôi có thể làm mọi việc mà không cần phải đeo kính" – ông C vui mừng chia sẻ và quyết định đến để mổ tiếp mắt thứ 2… Các chuyên gia nhãn khoa cho hay, nếu như trước đây, người bệnh đục thủy tinh thể chờ đến khi mắt đục hoàn toàn và thị lực giảm nhiều mới mổ. Một số người đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức do thủy tinh thể đục "căng phồng" gây tăng nhãn áp, khi đó phẫu thuật khó khăn và kết quả hạn chế. Gần đây, theo một số tài liệu, thời điểm mổ thay thủy tinh thể nhân tạo được chỉ định khi thị lực nhìn xa của người bệnh giảm dưới 5/10. Vì vậy, thời điểm phẫu thuật đục thủy tinh thể trở lên khá linh hoạt nhằm khắc phục kịp thời cho những hình thái đục thủy tinh thể đặc biệt, tuy thị lực chưa giảm nhiều nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời điểm đó, hoàn toàn phụ thuộc vào nguyện vọng của mỗi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và cuộc sống của họ. "Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở đến các hoạt động sống hàng ngày như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi... Bệnh nhân và bác sĩ nhãn khoa sẽ cùng thảo luận để quyết định thời điểm phẫu thuật phù hợp và an toàn nhất…" - ThS. BS Nguyễn Văn Sanh chia sẻ.
Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống