Đục thủy tinh thể là gì

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể. Vì vậy, làm cản ánh sáng đến võng mạc gây giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá, là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể.  Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, với trang thiêt bị hiện đại, kỹ thuật mổ cải tiến, phẫu thuật đục thủy tinh thể rất an toàn và hiệu quả.

1. Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể (hay thể thủy tinh) là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là tròng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

2. Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể. Vì vậy, làm cản ánh sáng đến võng mạc gây giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
 
Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bản chất của bệnh là không lây từ mắt này qua mắt kia.

3. Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp nhất là:
- Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Lý do khi có ánh sáng đồng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
- Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật
- Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt
- Màu có vẻ nhạt hơn.
- Ban đêm thị giác kém hơn.
- Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
- Bỗng nhiên bỏ được kính lão, đọc sách bằng mắt thường do đục thủy tinh thể gây cận thị giả.
 
Các hình thái đục thủy tinh thể
Các hình thái đục thủy tinh thể

4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể 

4.1. Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể 
4.1.1 Nguyên nhân nguyên phát
- Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể khởi phát do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
- Do quá trình lão hóa: Đây là nguyên nhân thường gặp, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây giảm thị lực ở người cao tuổi. Cùng với tuổi tác, các protein thể thủy tinh trải qua quá trình biến đổi hoá học, tụ tập thành các protein phân tử lượng cao. Sự kết tụ protein này gây ra sự thay đổi chiết suất của thể thủy tinh, làm tán xạ ánh sáng và làm giảm độ trong suốt. Biến đổi hoá học của protein thể thủy tinh cũng sinh ra sắc tố ngày càng nhiều làm thể thủy tinh chuyển màu (vàng, nâu, đen…). Đục thể thủy tinh tuổi già có 3 hình thái chính: đục nhân, đục vỏ, và đục dưới bao sau. Thường gặp ở độ tuổi trên 50.

4.1.2 Nguyên nhân thứ phát
- Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như viêm màng bồ đào.
- Chấn thương: Có thể do rách vỡ bao thủy tinh thể, làm nước ngấm vào thể thủy tinh gây đục ngay sau chấn thương, hoặc do tổn thương vi thể bao thể thủy tinh gây rối loạn chuyển hoá làm thể thủy tinh đục sau một thời gian dài.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticosteroid, phenothiazine, amiodarone…Thường gặp nhất là đục dưới bao sau do dùng corticosteroid kéo dài. Đục thủy tinh thể có thể gặp do dùng thuốc có corticosteroid theo nhiều đường khác nhau: toàn thân, tra nhỏ tại chỗ, tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, và cả đường xịt mũi (nasal spray).
- Mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...
- Do Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn...
4.2. Các yếu tố liên quan
- Không cung cấp dầy đủ các chất dinh dưỡng cho mắt.
- Dùng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...
- Thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm...
- Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

 

Bác sĩ Hitec khám mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể tại Mắt Hitec
Bác sĩ Hitec khám mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể tại Mắt Hitec

5. Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?

Dựa vào từng trường hợp cụ thể cũng như giai đoạn bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Một số phương pháp cải thiện đục thủy tinh thể phổ hiện nay bạn có thể tham khảo: 

Điều trị bằng kính: Ở giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp để cải thiện thị lực cho mắt. 

Phẫu thuật: Đục thủy tinh thể là nguyên nhân thứ hai gây giảm thị lực trên phạm vi toàn cầu, chỉ sau tật khúc xạ. Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả duy nhất vẫn là phẫu thuật. Tại các trung tâm nhãn khoa lớn của nước ta, kỹ thuật mổ PHACO đã trở thành phổ biến với những ưu điểm: vết mổ nhỏ, đặc biệt trong kỹ thuật PHACO lạnh chỉ còn là 2mm thị lực phục hồi nhanh chóng, xuất viện trong ngày, tỷ lệ biến chứng rất ít.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Chủ động phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ suy giảm thị lực và mù lòa. Một số biện pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể bạn cần lưu ý: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt, bổ sung dinh dưỡng thiếu yếu để bảo vệ thủy tinh thể như: cá hồi, cà rốt, việt quất, súp lơ, ớt chuông, khoai lang,..
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử: máy tính, tivi, điện thoại… 
  • Tránh xa các yếu tố gây ra đục thủy tinh thể: rượu bia, khói thuốc lá. 
  • Trang bị thiết bị bảo hộ chuyên dụng khi làm việc theo đặc thù công việc, đeo kính râm khi ra ngoài trời. 
  • Chủ động thăm khám ngay khi mắt có các dấu hiệu bất thường ban đầu: mỏi mắt, nhìn mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, đau mắt, nhìn đôi… 
  • Người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần tích cực điều trị bệnh và chia sẻ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các bất thường ở mắt. 
Mọi thắc mắc cần được tư vấn về bệnh đục thủy tinh thể quý vị và các bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn của chúng tôi qua Hotline: 0984.122.153

Other Services

phau-thuat-phaco-thay-thuy-tinh-the

Phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể

Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) là phương pháp sử dụng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Đây được coi phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

View Details
cham-soc-mat-sau-phau-thuat-phaco

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật Phaco

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể hay mổ cườm khô (PHACO), bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ chăm sóc đặc biệt để mắt nhanh hồi phục và tránh được những tổn thương, nhiễm trùng không đáng có. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết, chăm sóc mắt sau mổ đục thuỷ tinh thể mà người bệnh và người nhà cần nắm rõ.

View Details
cac-loai-thuy-tinh-the-nhan-tao

Các loại thủy tinh thể nhân tạo

Thủy tinh thể nhân tạo (Intraocular lens) là một thấu kính nội nhãn có kích cỡ rất nhỏ được chế tạo phù hợp với mắt người, nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục.

View Details
chuan-bi-truoc-khi-phau-thuat-phaco

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật Phaco

Phẫu thuật Phaco là phương pháp duy nhất an toàn và hiệu quả giúp điều trị triệt để bệnh đục thủy tinh thể. Vậy trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần chuẩn bị những gì. Theo ý kiến từ các chuyên gia nhãn khoa, điều bệnh nhân cần chuẩn bị duy nhất trước khi phẫu thuật là một tâm lý thật tốt vì những lo lắng thái quá có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Tất cả mọi việc sẽ có bác sĩ và kỹ thuật viên của bệnh viện đảm nhiệm. 

View Details
dieu-tri-duc-bao-sau-thuy-tinh-the

Điều trị đục bao sau thủy tinh thể

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp tối ưu nhất hiện nay có thể điều trị dứt điểm bệnh đục thủy tinh thể và khôi phục lại thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên sau phẫu thuật thủy tinh thể 6 tháng đến 1 năm, có khoảng 20% người bệnh (theo thống kê) có thể gặp phải hiện tượng đục bao sau thủy tinh thể thứ phát do nhiều nguyên nhân khiến cho thị lực lại suy giảm.

View Details

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct