Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay phía sau mống mắt và đồng tử (con ngươi). TTT có chức năng như là một thấu kính hội tụ đưa ảnh của sự vật nằm trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ sự vật. Khi thể thủy tinh bị mờ đục vì bất cứ lý do gì, ngăn cản ánh sáng đi vào võng mạc gây nên bệnh đục TTT. Đục TTT có nhiều hình thái khác nhau, nhiều mức độ khác nhau, gây nên nhìn mờ thậm chí chỉ còn cảm nhận được ánh sáng.
Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay phía sau mống mắt và đồng tử (con ngươi). TTT có chức năng như là một thấu kính hội tụ đưa ảnh của sự vật nằm trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ sự vật. Khi thể thủy tinh bị mờ đục vì bất cứ lý do gì, ngăn cản ánh sáng đi vào võng mạc gây nên bệnh đục TTT. Đục TTT có nhiều hình thái khác nhau, nhiều mức độ khác nhau, gây nên nhìn mờ thậm chí chỉ còn cảm nhận được ánh sáng.
Đục TTT do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Phổ biến nhất là đục TTT do tuổi tác, chiếm tới 70 -80 %, nguyên nhân do quá trình lão hóa của các thành phần cấu tạo nên TTT. Ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân khác như bẩm sinh, chấn thương, viêm màng bồ đào, do các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, nhiễm độc…
Triệu chứng ban đầu của đục TTT là nhìn mờ, đôi khi đi kèm với một số rối loạn thị giác như nhìn bị lóa mắt, đặc biệt khi gặp nguồn sáng mạnh ( như khi ra ánh nắng mặt trời, hoặc đèn xe máy chiếu vào mắt). Một số người đang đeo kính lão thị để đọc sách thì không cần kính nữa mà vẫn đọc được. Khi đục TTT ở mức độ nặng, thị lực giảm trầm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, có khi còn gây ra các biến chứng nặng nề về mắt như thiên đầu thống ( đục TTT căng phồng tăng nhãn áp), viêm màng bồ đào…
Ngày nay nền y học đã có những tiến bộ nhảy vọt trong điều trị đục TTT, với những phương pháp điều trị cực kỳ hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ 0984.122.153