Nguyên nhân và cách điều trị Viêm bờ mi tránh tái phát nhiều lần

Chiếm 71% bệnh lý viêm tại mắt, viêm bờ mi là tình trạng sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Bệnh rất dễ tái phát nếu không được vệ sinh bờ mi sạch sẽ thường xuyên, có xu hướng nặng dần theo tuổi, gây khó chịu và cản trở tầm nhìn. Cùng chuyên gia nhãn khoa Hitec tìm hiểu bệnh viêm bờ mi qua bài viết dưới đây: [caption id="attachment_8161" align="aligncenter" width="699"]

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm bờ mi[/caption]

1.Viêm bờ mí mắt là gì?

Mi mắt là bộ phận che chắn và bảo vệ nhãn cầu, thế nhưng mi mắt hay các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus, khói bụi ô nhiễm tấn công. Do đó, các bệnh nhiễm khuẩn và viêm tại chỗ của mi mắt hay thường gặp nhất. Viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt bị viêm mạn tính, xuất hiện cảm giác ngứa, bỏng rát, đỏ và phù. Bệnh gây khó chịu nhiều cho người mắc, làm mất tập trung, giảm tầm nhìn. Bệnh thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và ửng đỏ. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, khói bụi ô nhiễm.. Dựa vào vị trí bờ mi bị viêm có thể chia thành 3 loại:

  • Viêm bờ mi trước: xảy ra ở mặt trước của mi mắt, nơi lông mi mọc ra
  • Viêm bờ mi sau: xảy ra khi các tuyến Meibomius bị viêm tắc
  • Viêm bờ mi hỗn hợp: phối hợp cả bờ mi trước và bờ mi sau

Về lâm sàng viêm bờ mi có nhiều hình thái khác nhau:

  • Viêm đỏ bờ mi: Đây là hình thái nhẹ, bờ mi đỏ lên, có ít tiết tố, có vẩy, bệnh nhân chỉ cảm thấy vướng nhẹ
  • Viêm bờ mi rụng vẩy: Bờ mi đỏ, đóng nhiều vẩy, tiết tố bám dính bờ mi, bờ mi không loét.
  • Viêm loét bờ mi: Là hình thái nặng, rất dai dẳng, bờ tự do của mi bị sưng đỏ, phù sau đó xuất hiện vết loét, nhiều tiết tố và gãy rụng lông mi.

2.Nguyên nhân viêm bờ mi: Viêm bờ mi trước:

  • Dị ứng
  • Vi khuẩn: thường gặp tụ cầu
  • Viêm da tiết bã (gàu)
  • Kí sinh trùng: rận mu, Demodex

Viêm bờ mi sau: nguyên nhân chủ yếu do rối loạn tuyến Meibomius không tiết được Lipid, gây viêm tắc tuyến, nhiễm trùng 3.Triệu chứng của viêm bờ mi Có thể gặp các triệu chứng: mi sưng đỏ, ngứa cộm, vảy chân lông mi, chảy nước mắt, mắt cảm giác châm chích, khô rát, nóng trong mắt. Triệu chứng viêm bờ mi cũng cho thấy tình trạng viêm:

  • Viêm bờ mi cấp: xuất hiện mụn mủ nhỏ ở các nang lông, sau khi vỡ để lại vết loét nhỏ, vảy tiết bám ở mi gây chảy máu khi bóc vảy, bờ mi xung quanh nề, đỏ…

[caption id="attachment_8178" align="aligncenter" width="428"] Bệnh nhân viêm mi cấp do vi khuẩn[/caption]

  • Viêm bờ mi mạn tính: thường gặp hình thái viêm do tắc tuyến Meibomius- lỗ tuyến giãn, ấn nhẹ vùng mi có dịch vàng đặc hoặc dạng sáp chảy ra từ lỗ tuyến.

 

]

Viêm bờ mi do tắc tuyến Meibomius[/caption]

Viêm bờ mi do kí sinh trùng: rận mu, Demodex[/caption]

4. Biến chứng của viêm bờ mi Viêm bờ mi nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng:

  • Lẹo: là tình trạng nhiễm trùng, ổ viêm sát nang lông mi
  • Chắp: do tắc lỗ tuyến Meibomius gây ra ổ chắp
  • Khô mắt: mắt cộm đỏ, cảm giác khô nóng, chảy nước mắt…
  • Bất thường về lông mi: gãy rụng lông mi, lông mi mọc lệch (lông xiêu)…

Các biến chứng của viêm bờ mi[/caption]

5.Cách điều trị viêm bờ mi hiệu quả Khi có triệu chứng bất thường về bờ mi mắt, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

5.1. Chẩn đoán bệnh viêm bờ mi

  • Khám trên sinh hiển vi để đánh giá những tổn thương tại mi mắt, kết mạc, giác mạc…
  • Xét nghiệm vảy, dịch tiết…tìm nguyên nhân: nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng…

5.2. Nhưng phương pháp được sử dụng để điều trị viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một bệnh mạn tính, tiến triển và rất khó điều trị dứt điểm. Xử lý viêm mi mắt không quá phức tạp nhưng cần chú ý đề phòng bệnh tái phát. Có thể bắt đầu bằng việc vệ sinh mắt mỗi ngày với nước ấm, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

. 5.2.1. Điều trị không dùng thuốc

- Phương pháp chườm ấm vào bờ mi và những tuyến Meibomius có thể hóa lỏng các chất tiết đông đặc bất thường bằng việc làm nóng chúng. Chườm ấm còn có thể thúc đẩy tăng lưu thông trên những tuyến Meibomius và làm tăng số lượng bài tiết. Chườm ấm là liệu pháp chính trong điều trị viêm bờ mi. Sử dụng bông tẩy trang, gạc hoặc khăn sạch để chườm ấm lên mắt khoảng 10-15 phút, 2-4 lần/ngày. Lưu ý hãy vắt bớt nước trước khi đặt lên mắt. Duy trì đều đặn hàng ngày sẽ giúp tuyến bã giãn nở, giảm tình trạng ứ tắc. Ngoài ra còn làm bong tróc tế bào chết, lông mi rụng, hay bụi bẩn. - Massage mi mắt: Massage mi mắt có tác dụng cải thiện sự bài tiết và làm rỗng các tuyến Meibomius, đặc biệt là với những người bị viêm tuyến Meibomius hoặc viêm bờ mi. Massage mi mắt nên được thực hiện ngay sau bước chườm ấm. Dùng đầu ngón tay sạch để massage nhẹ nhàng bờ mi mắt về phía mắt theo chuyển động hình tròn.

5.2.2 Điều trị dùng thuốc - Thuốc kháng viêm: Có thể dùng tại chỗ với dạng mỡ như erythromycin, azithromycin... hoặc sử dụng đường toàn thân như uống doxycyclin, tetracycline, minocycline… Việc dùng kháng sinh là để diệt khuẩn trong các trường hợp viêm bờ mi do vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng loại kháng sinh nào, liều lượng, cách thức dùng ra sao cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh không những không khỏi bệnh mà có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn và làm gia tăng tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. 5.3. Có thể dùng các thuốc kháng sinh tại chỗ trị viêm bờ mi. - Thuốc kháng virus: Có thể sử dụng các thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir, valacyclovir trong trường hợp viêm bờ mi do virus như Herpes simplex, varicella Zoster. - Các thuốc corticoid: Thuốc corticoid có thể giúp giảm sưng, giảm viêm, từ đó giúp cải thiện triệu chứng. Thuốc thường chỉ dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp khác. Các thuốc này cần dùng theo đơn của bác sĩ. Tác dụng phụ có thể gặp nếu lạm dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm nhiễm trùng mắt do bội nhiễm, nặng hơn là mờ mắt hay mất thị lực. Viêm bờ mi mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tuy nhiên gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Khám và điều trị kịp thời viêm bờ mi sẽ hạn chế những biến chứng do viêm bờ mi gây ra. Do vậy khi có triệu chứng bất thường về mi mắt hãy đến cơ sở nhãn khoa để được thăm khám và điều trị sớm. 

Đội ngũ chuyên gia nhãn khoa trên 20 năm kinh nghiệm[/caption]

6. Địa chỉ bệnh viện chuyên khoa mắt điều trị viêm bờ mi uy tín

Khi có những dấu hiệu khó chịu tại mắt, như cộm, ngứa kéo dài, điều trị dai dẳng không đem lại hiệu quả? Hãy đến khám tại Bệnh viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội và Bệnh viện Chuyên Khoa Mắt Hitec, bạn sẽ được thăm khám và thực hiện xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp tìm nguyên nhân gây bệnh. Với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước. Bạn cần tư vấn liên hệ hotline 0984 122 153

-
? Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
? Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
 
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường