PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG VÀ BIẾN CHỨNG CẬN THỊ NẶNG
TÌNH HÌNH CHUNG: Tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới. Gia tăng cận thị không chỉ là gánh nặng cho xã hội mà người bị cận thị nặng còn có thể gặp nhiều nguy cơ rủi ro. Cận thị học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, do thói quen học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định… Việc nhìn gần kéo dài và thường xuyên làm cho mắt liên tục phải điều tiết dẫn đến khởi phát cận thị hoặc tăng nhanh độ cận thị.Trẻ ít tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là yếu tố gây nguy cơ khởi phát cận thị. Tỷ lệ cận thị tới 85-90% ở thanh niên tại những nước như: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thông trên toàn quốc nhưng cũng có một số con số mang tính cảnh báo: tỉ lệ cận thị học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tại Hà Nội: 33.7% (Vũ Thị Thanh 2009), ở sinh viên ĐH Thăng long tới 62% (Dương Hoàng Ân 2014)… Trong thời đại bùng nổ thông tin mà đến 80% lượng thông tin được con người tiếp nhận thông qua thị giác thì việc gia tăng tỷ lệ cận thị là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể chung tay kiểm soát để làm chậm sự tiến triển cũng như phòng các biến chứng do cận thị nặng gây ra.
CẬN THỊ NẶNG VÀ NHỮNG NGUY CƠ: Người ta phân loại độ cận như sau: cận thị nhẹ: dưới 3,00D; cận thị trung bình từ: 3,00D – 5,00D; cận thị nặng: trên 5,00D. Đánh giá mức độ tiến triển của cận thị dựa trên độ cận tăng theo năm như sau: Tăng nhẹ: dưới 0,50D/năm; Trung bình: từ 0,50D – 1,00D/năm; Tăng nhanh: từ 1, 25D – 2,00D/năm; Rất nhanh: trên 2,00D/năm. Cận thị nặng, tăng độ nhanh có nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm dẫn đến khiếm thị và mù lòa: thoái hóa võng mạc – hoàng điểm, Bong võng mạc, Đục TTT, Glocom …
CÁCH PHÒNG TRÁNH TẬT KHÚC XẠ: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT.