Tại sao đeo kính cận bị nhức mỏi mắt và đau đầu

Khi bị cận thị, đeo kính cận để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt là giải pháp tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng đeo kính cận bị nhức mỏi mắt, đau đầu. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục tình trạng nhức mỏi mắt này như thế nào? Cùng chuyên gia nhãn khoa Hitec đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé.

1.Nguyên nhân gây nhức mỏi mắt

Đeo kính cận bị nhức mắt không chỉ mang lại cho cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt thường ngày của người đeo kính. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nhức mắt khi đeo kính này:

1.1.Đeo kính cận bị nhức mắt do sai độ Đeo kính không đúng độ có hại mắt không cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Kính cận mà bạn đang sử dụng có thể bị sai độ, có thể là quá thấp hoặc quá cao so với độ cận của bạn. Điều này gây ra nhức mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn của bạn. Bạn có thể cảm thấy mắt mờ đi, xuất hiện hiện tượng song thị, các hình ảnh bị biến dạng hoặc méo mó,... Nhiều người mắc tật cận thị có quan niệm không đúng rằng việc cắt kính với độ cận thấp hơn từ 0,5 - 1 diop để giảm nhức mắt hay bị cận không đeo kính có tăng độ không và có nhiều người không đeo kính khi cảm thấy bản thân cận nhẹ. Tuy nhiên, điều này không đúng vì nó khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, làm tăng tình trạng mệt mỏi và nếu để kéo dài, có thể làm gia tăng độ cận, làm giảm thị lực ngày càng nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc kính không đúng độ có thể xảy ra do sai sót trong quá trình khám mắt. Có thể là do kiến thức của bác sĩ không đủ hoặc do thiết bị, máy móc đã lỗi thời và không còn hiệu quả nữa. Việc sử dụng kính cận với đúng độ là rất quan trọng. Chuyên gia mắt kính khuyến nghị rằng, người mắc cận thị nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra lại độ cận và thay thế kính phù hợp cho mắt của bạn cũng như có thể tìm hiểu cách làm tăng thị lực cho mắt cận và áp dụng. Bởi vậy người bệnh cần thường xuyên khám mắt định kỳ. Đặc biệt là lựa chọn đơn vị uy tín để được tư vấn khúc xạ với cử nhân khúc xạ nhãn khoa, bác sĩ vững chuyên môn, đảm bảo kết quả khám mắt chính xác.

1.2.Do đo sai dẫn đến lệch khoảng cách giữa 2 đồng tử

Để xác định tâm kính cận, chúng ta sử dụng khoảng cách giữa hai đồng tử mắt. Thấu kính phân kỳ được đặt vào vị trí đúng để hình ảnh hiển thị rõ nét nhất. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không tính toán đúng sai lệch của quang sai trong quá trình đo và cắt kính, điều này có thể gây ra nhức mắt và ảnh hưởng đáng kể đến thị lực. Có một số dấu hiệu thông thường cho thấy tình trạng này, bao gồm hình ảnh thu nhỏ bị méo mó, song thị kèm theo đau đầu và chóng mặt. Nếu bạn gặp các triệu chứng này kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng, hãy ngừng sử dụng kính và tìm đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để đo lại độ kính một cách chính xác.

1.3. Nguyên nhân gây mỏi mắt do tròng kính bị xước hoặc bám bụi

Khi tròng kính bị xước hoặc bám bụi, độ trong của kính giảm đi và hình ảnh qua kính trở nên mờ đi. Điều này đòi hỏi mắt phải tập trung và điều tiết sự sáng tối nhiều hơn, gây áp lực và làm mất sự thoải mái khi nhìn vật thể. Sự căng thẳng này có thể gây mỏi mắt, cùng với những triệu chứng như đau đầu và chóng mặt. Cũng có một số trường hợp bị choáng khi đeo kính mới do mắt chưa thích nghi được.

1.4.Tình trạng nhức mắt do gọng kính không phù hợp kích cỡ

Sử dụng gọng kính không phù hợp kích cỡ với khuôn mặt, quá rộng hoặc quá chật, cũng là nguyên nhân gây ra mỏi mắt và khó chịu. Gọng kính quá rộng có thể khiến kính không đứng vững trên mũi, dễ bị tuột hoặc rơi xuống, buộc bạn phải thường xuyên sửa chữa để duy trì vị trí kính, điều này rất khó chịu. Ngoài ra, việc kính thường xuyên rơi nhiều lần có thể làm thay đổi trọng tâm và sai lệch của kính, gây mỏi mắt. Nếu sử dụng gọng kính quá chật, kính sẽ ép sát vào tai và hai bên thái dương, gây cảm giác khó chịu, thậm chí đau đớn. Việc chọn một gọng kính phù hợp với khuôn mặt sẽ giúp hỗ trợ tốt nhất cho đôi mắt của bạn.

1.5.Do chất lượng kính không đảm bảo

Tỷ lệ người mắc tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng đang có xu hướng tăng lên. Kéo theo đó là như cầu sử dụng kính cận cũng tăng lên đáng kể. Kính cận với sự đa dạng về chất liệu, màu sắc và cả nguồn gốc xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Người cận thị có thể lựa chọn phải những chiếc kính không đảm bảo chất lượng gây khó chịu khi sử dụng cũng như ảnh hưởng đến thị lực. Việc phát hiện kính kém chất lượng đôi khi cũng rất khó để nhận biết. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mắt nói chung, người bệnh cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để cắt kính. Một số tiêu chí mà người cận thị có thể tham khảo khi lựa chọn kính phù hợp như: khả năng phản quang, chống chói, chống tia UV, ánh sáng xanh,… Tại hệ thống bệnh viện Mắt Hitec, mọi sản phẩm tròng kính và gọng kính đều có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Quầy kính của bệnh viện cũng có rất nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu của nhiều khách hàng.

1.6.Mỏi mắt do sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại di động, và tivi thường phát ra ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Nếu bạn không cho mắt được nghỉ ngơi sau khi sử dụng thiết bị điện tử hoặc tiếp tục làm việc với mức độ tiếp xúc cao với ánh sáng xanh, điều này có thể là nguyên nhân gây mỏi mắt. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất đối với những người có tật cận thị hoặc những người làm việc văn phòng phải sử dụng máy tính trong thời gian dài hàng ngày. 1.7.Thiếu sót trong việc chẩn đoán loạn thị Trong quá trình kiểm tra mắt, có thể xảy ra thiếu sót dẫn đến bỏ qua các yếu tố liên quan đến loạn thị kết hợp với cận thị. Nếu bạn đã kiểm tra và xác nhận các yếu tố trên nhưng vẫn cảm thấy mỏi mắt không giảm, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra lại mắt. Trường hợp mắt bị cận thị và loạn thị nhưng chỉ đeo kính cận, cũng có thể là nguyên nhân gây mỏi mắt.

Trang thiết bị khám mắt tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec

2.Cách khắc phục đeo kính cận bị nhức mắt hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng đeo kính cận bị nhức mắt mà người bệnh lựa chọn cách khắc phục sao cho hiệu quả. Một số cách phổ biến giúp cải thiện tình trạng này mà người cận thị có thể tham khảo như:

2.1 Đeo kính đúng độ với tần suất hợp lý

Theo các chuyên gia nhãn khoa, người cận thị cần đeo kính đúng với độ cận của mình. Không nên đeo kính thấp hoặc cao hơn độ cận thực tế. Điều này không chỉ khiến mắt nhức mỏi mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực. Bên cạnh đó, tần suất đeo kính cũng là điều mà người bệnh cần chú ý. Một số người cận thị cho rằng phải đeo kính thường xuyên. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng việc đeo kính nhiều khiến mắt sẽ phụ thuộc vào kính. Trên thực tế, tần suất đeo kính thường dựa trên độ cận của người mắc. Người mắc cận thị nhẹ thường chỉ cần đeo kính khi mắt cần phải nhìn xa. Đối với người mắc cận thị nặng hơn thì việc đeo kính thường xuyên là điều cần thiết để mắt không phải điều tiết quá nhiều gây nhức mỏi.

2.2 Chọn gọng kính và tròng kính phù hợp, chất lượng

Một chiếc gọng kính phù hợp với khuôn mặt sẽ giúp việc đeo kính trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bởi khi gọng kính quá chật hay quá rộng đều ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, việc lựa chọn tròng kính chất lượng cũng là yếu tố người bệnh cần chú ý. Một tròng kính tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giúp mắt nhìn rõ hơn cũng như bảo vệ mắt trước các yếu tố có hại. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những tròng kính có nguồn gốc sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất lượng.

2.3 Vệ sinh kính cận thường xuyên

Kính cận cần được vệ sinh thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày để hạn chế bụi bẩn bám quá nhiều, ảnh hưởng tầm nhìn của mắt. Đặc biệt, khi không sử dụng, người bệnh nên cất kính vào trong hộp, vừa tránh bám bụi vừa tránh mắt kính bị xước. Trong quá trình đeo kính, người bệnh cũng cần tránh để tay chạm vào mắt kính vì sẽ để lại vân tay khiến kính bị mờ.

2.4 Kết hợp massage và tập thể dục cho mắt

Việc massage, tập thể dục cho mắt là điều mà người cận thị nên thực hiện thường xuyên hằng ngày. Chỉ những bài tập, bài massage đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà, những lúc rảnh rỗi sẽ cải thiện tình trạng nhức mỏi của mắt rất tốt. Một số dạng bài tập phổ biến dành cho mắt như: liên tục chớp mắt trong 2 phút, đưa mắt nhìn xa – gần, nhắm mắt thư giãn,…

2.5 Tuân thủ việc khám mắt định kỳ

Theo các chuyên gia nhãn khoa, không chỉ người mắc cận thị mà mọi đối tượng đều nên tuân thủ việc khám mắt định kỳ. Điều này giúp người bệnh có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng của mắt cũng như phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác. Các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra từng đợt mà sự điều chỉnh phù hợp, tốt nhất cho tình trạng mắt hiện tại của người bệnh.

? Hotline:0984.122.153
 
? Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
? Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
 
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường