Mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, mắt giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật xung quanh. Ở mắt bình thường ánh sáng sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể, sẽ hội tụ đúng một điểm trên võng mạc. Nếu hình ảnh hội tụ trước võng mạc (cận thị), sau võng mạc (viễn thị), hay nhiều điểm trên võng mạc (loạn thị) thì mắt đã bị tật khúc xạ. Kiến thức tổng quan về các loại tật khúc xạ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tật khúc xạ để có phương pháp bảo vệ mắt hợp lý.
Bệnh nhân được kiểm tra thị lực tại Mắt Hitec
1. Tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc và thủy tinh thể không hội tụ đúng thành một điểm trên võng mạc khiến hình ảnh mắt quan sát được bị mờ, nhòe. Cận thị, loạn thị hay viễn thị đều có những đặc điểm, cơ chế, nguyên nhân hình thành khác nhau, thông qua phân tích chi tiết sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng: - Cận thị: Là mắt có ảnh nằm trước võng mạc. Nói cách khác, cận thị là tật khúc xạ khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết. - Viễn thị: Là có ảnh nằm phía sau võng mạc. Nói cách khác, cận thị hay viễn thị là tật khúc xạ khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ phía sau võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Mắt viễn thị nhìn xa và nhìn gần đều không rõ nên mắt luôn luôn phải điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía trước trùng lên võng mạc. Gây cho mắt luôn bị khô, mỏi, do điều tiết. - Loạn thị: Là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở các kinh tuyến khác được hội tụ ở các điểm khác khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết Như vậy, nếu cận thị khiến bạn quan sát các vật ở xa bị mờ, viễn thị khiến bạn quan sát các vật ở gần bị mờ thị loạn thị khiến cho bạn nhìn sự vật bị mờ, nhòe ở mọi khoảng cách.
Trang thiết bị khám mắt tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec
2. Các triệu chứng tật khúc xạ ở mắt
Tất cả các tật khúc xạ đều sẽ khiến thị lực kém đi. Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng để có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Triệu chứng chính của tật khúc xạ là không nhìn rõ các vật ở xa, vật ở gần hoặc cả hai. Vì vậy, tầm nhìn của người mắc tật khúc xạ thường mơ hồ. Người mắc tật khúc xạ thường có biểu hiện nheo mắt kéo dài, hoặc nhìn quá lâu vào một vật gì đó (ví dụ: nhìn lâu vào màn hình máy tính) sẽ có hiện tượng mỏi mắt. Ngoài ra, nhức đầu cũng là một triệu chứng cần lưu tâm, hiện tượng này xảy ra do trương lực cơ mi bù trừ quá mức hoặc nheo mắt và cau mày kéo dài. Với trẻ em, hay nhíu mắt, nheo mắt khi đọc, chớp mắt hoặc dụi mắt nhiều là những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ. Các con có thể không biết tầm nhìn của mình đang bị ảnh hưởng ra sao, vì vậy phụ huynh cần hết sức lưu ý đến những cử chỉ, hành động thường ngày của trẻ để sớm phát hiện và phòng tránh cho con.
3. Nguyên nhân tật khúc xạ ở mắt
Có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở mắt: di truyền và môi trường. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ không nhiều. Những người có cả cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng cao con cái cũng sẽ mắc phải. Môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc các tật khúc xạ. Hiện những trường hợp mắc tật khúc xạ đều có điểm chung do thói quen sinh hoạt không hợp lý như: ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử,… Ngoài ra, một vài nguyên nhân có thể kể đến như: thủy tinh thể bị lão hóa, tổn thương do chấn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…), vệ sinh mắt sai cách, tuổi tác,…
4. Cận thị, loạn thị và viễn có thể gây ra biến chứng nào?
Cận thị, loạn thị và viễn thị nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, thâm chí là mù lòa vĩnh viễn:
Tật khúc xạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, thâm chí là mù lòa vĩnh viễn. Trong ba tật khúc xạ này thì viễn thị thường ít phổ biến hơn cận thị và loạn thị nhưng chuyên gia nhận định, tật viễn thị có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn cấu trúc mắt, để lại biến chứng, thương tổn đáy mắt nghiêm trọng hơn.
5. Tiêu chuẩn chẩn đoán tật khúc xạ ở mắt
5. 1. Kiểm tra mắt
Tại những cơ sở thăm khám, điều trị các bệnh về mắt, quy trình đo khám khúc xạ mắt sẽ được thực hiện thông qua bảng thị lực và máy khúc xạ tự động. Đầu tiên, bác sĩ sẽ để người bệnh nhìn bảng thị lực ở một khoảng cách thích hợp (thường 5m) và hỏi các ký tự, chữ số trên bảng để kiểm tra khả năng nhìn. Nếu thị lực dưới 20/80, người bệnh sẽ được thử kính lỗ. Với từng loại kính lỗ, người bệnh sẽ nói lại với bác sĩ rằng mình nhìn rõ hay mờ, có cảm thấy đau mắt, chóng mặt hay không. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để tư vấn loại kính có độ khúc xạ phù hợp.
5.2. Kiểm tra khúc xạ
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt bằng máy đo khúc xạ mắt tự động để xác định xem mắt có bị tật khúc xạ hay không. Kết thúc quá trình này, người bệnh sẽ nhận được một phiếu kết quả kiểm tra thị lực, bác sĩ sẽ căn cứ vào những chỉ số trên đó để giải thích, phân tích về tình trạng mắt. Các chỉ số ghi trên tờ phiếu bao gồm:
Một ví dụ về cách đọc kết quả đo khúc xạ, nếu kết quả đo khúc xạ trên phiếu ghi: OD: -2,00D, OS: +2D có nghĩa mắt phải bạn bị cận 2 độ, mắt trái bị viễn 2 độ.
5.3. Các bài kiểm tra khác Bên cạnh hai phương pháp trên, các bác sĩ có thể đánh giá khúc xạ mắt thông qua soi bóng đồng tử ở bệnh nhân không có khả năng phản hồi (trẻ nhỏ, người khuyết tật về nhận thức hay thể chất). Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân. Từ các ống kính khác nhau trong khi quan sát phản xạ ánh sáng hoặc phản chiếu trong mắt bệnh nhân để xác định độ chính xác của tật khúc xạ của mắt.
6. Điều trị tật khúc xạ
Có 3 cách điều trị tật khúc xạ bao gồm: đeo kính mắt, đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Đeo kính mắt: là phương pháp được dùng phổ biến vì tiện lợi, hợp túi tiền, dễ thay đổi, nhiều loại kính nhưng lại dễ quên đem theo, dễ gãy….Hãy kiểm tra độ kính 6 tháng/lần. Người cận thị thường hay đeo kính, vậy viễn thị có phải đeo kính không? Người bị viễn thị có thể mang kính, tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Mang kính áp tròng (còn gọi là mang kính tiếp xúc): loại kính này phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Ưu điểm của phương pháp là nhỏ gọn, người ngoài nhìn vào khó nhận biết được tật khúc xạ. Song, việc mang kính áp tròng cũng gặp những trở ngại nhất định như: phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu không khéo có thể gây trầy xước giác mạc, nhiễm trùng. Kính cũng có thể dị ứng với một số người.
Phẫu thuật: Phẫu thuật khúc xạ hiện là cách duy nhất được công nhận giúp giảm độ hoặc xóa cận, loạn, viễn ở mắt. Tuy nhiên, sau phẫu thuật nếu bạn không có chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp. Một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến hiện nay như: - Lasik nâng cao - Laser không chạm Streamlight - Relex Smile. - Phakic ICL Phẫu thuật khúc xạ là cách duy nhất được công nhận giúp giảm độ hoặc xóa cận, loạn, viễn ở mắt. Người bị tật khúc xạ giai đoạn nặng, đeo kính không mang lại hiệu quả hoặc không muốn phụ thuộc vào kính để hỗ trợ thị lực nữa, đạt đủ điều kiện phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định mổ. Để lựa chọn được phương pháp hiệu quả, phù hợp, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín để khám mắt, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để cân nhắc phương pháp phù hợp với tình trạng cụ thể ở mắt.
7. Các biện pháp phòng tránh
Nâng cao sức khỏe thể chất: Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý (tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, sắt, can-xi, vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm…) giúp duy trì môi trường trong suốt (thể dịch, thể thủy tinh và dịch kính) của mắt, giúp tăng khả năng điều tiết, chống thoái hóa võng mạc và hoàng điểm của mắt.
- Giữ vệ sinh thị giác:
+ Khi đọc sách hoặc làm các công việc liên quan đến sự tập trung của mắt cần nghỉ ngơi mắt mỗi 45 phút, khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn xa.
+ Khoảng cách đọc sách cần phù hợp, khoảng cách lý tưởng để đọc sách đo từ đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ khi cong lại lại tới cùi trỏ khoảng cách này với người lớn là 35 - 40cm. + Không học bài, xem ti vi, chơi điện tử… liên tục quá lâu (trên 2 giờ).
+ Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách. Ngoài ánh sáng trong phòng cần một đèn bàn và cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai hơn là chiếu trực tiếp từ phía trước để hạn chế phản xạ vào mắt.
+ Khi đọc sách hoặc làm máy tính ta cần ngồi ngay ngắn giữ cho lưng thẳng và thư giản.
+ Đối với trẻ nhỏ cần hạn chế thời gian xem ti vi, chơi game và sử dụng điện thoại.
+ Ngồi cách ti vi khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình (khoảng 2,5 - 3 m).
+ Các hoạt động ngoài trời, để giúp cho mắt nhìn xa và thị giác được thư giãn.
+ Cần đi khám ngay khi có biểu hiện mắt mờ, không nhìn rõ chữ khi đeo kính. Cần đeo kính và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc: tật khúc xạ mắt là gì, đồng thời hiểu được nguyên nhân gây tật khúc xạ mắt. Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe đôi mắt, các bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám mắt ngay khi có dấu hiệu bất thường.