Tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2024 tại Bệnh Viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội

Đứng sau bệnh đục thuỷ tinh thể về nguy cơ gây mù loà nói chung nhưng Glôcôm trở thành bệnh hàng đầu gây mù loà không hồi phục bởi tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp.
 
Ở miền Bắc Việt Nam, người dân thường gọi Glôcôm bằng tên dân gian là "thiên đầu thống", còn người dân miền Nam gọi là bệnh cườm nước để phân biệt với cườm khô (đục thủy tinh thể). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tính đến năm 2020, Glôcôm đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người dân trong độ tuổi từ 40 – 80. Con số này được cảnh báo có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040, đa số người bệnh đang trong độ tuổi lao động.
 
Vì lẽ đó, tháng 3 hàng năm Hiệp hội Glôcôm thế giới (WGA) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tuần lễ Glocom. Năm 2024, tuần lễ này được diễn ra từ 10/3 - 16/3 trên toàn thế giới với chủ đề "Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm" nhằm kêu gọi toàn xã hội tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa do bệnh Glôcôm gây ra.
ThS.BS. Nghiêm Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa mắt Hitec cơ sở 55 Hàm Long đang soi đáy mắt cho bệnh nhân Glôcôm
 
Đặc biệt nguy hiểm, gần 50% người bị Glôcôm không biết mình đang bị bệnh…
 
Tại Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec) cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông, ThS.BS Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp khám và phẫu thuật cho bà T.T.T., sinh năm 1957, đến từ Kiến Xương, Thái Bình.
 
Bà T. cho biết, cách đây 1 năm, thỉnh thoảng thấy mắt trái hơi đau nhức, đau lan lên đầu và quanh mắt. Bà đến bệnh viện huyện khám và được điều trị theo hướng viêm xoang bằng các thuốc kháng sinh và giảm đau đường uống. Đỡ được ít hôm, thấy mắt khó chịu bà lại mua kháng sinh về uống. Gần đây, bà thấy mắt đau đỏ và mờ như sương mù trước mặt, lo lắng bà khi khám và được chẩn đoán là viêm kết mạc (đau mắt đỏ) - điều trị không đỡ bà đành phải đi Hà Nội khám…
 
]
Mắt trái của bệnh nhân T. trước mổ: đỏ cương tụ, đồng tử giãn, tiền phòng nông, nhãn áp tăng cao…
 
Tại đây, bà được chẩn đoán 2 mắt bị Glôcôm góc đóng mãn tính. Thị lực tuy không giảm nhiều nhưng dây thần kinh thị giác và thị trường thì đã bị tổn thương khá nặng.
 
Theo BS Sanh, đây là một ca bệnh đặc biệt. "Nhiều bệnh nhân bị glôcôm sẽ có những cơn đau nhức mắt dữ dội, đau lan lên nửa đầu và thị lực giảm đột ngột khiến bệnh nhân phải đi khám và sẽ được phát hiện sớm. Tuy nhiên, bà T., chỉ đau nhẹ, cảm giác "tưng tức" trong mắt, lan ra vùng quanh mắt, còn thị lực thì không giảm nhiều nên không được chẩn đoán và bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp ngay. Mắt trái nặng hơn phải mổ còn mắt phải cũng cần dự phòng bằng laser để bảo tồn phần chức năng thị giác còn lại. Bệnh diễn biến âm thầm, thần kinh thị giác cũng bị teo lõm dần dẫn đến mất thị lực, thị trường mà người bệnh không hay biết, vì vậy Glôcôm được coi là "kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng" – BS. Sanh giải thích thêm.
 
Đứng sau bệnh đục thuỷ tinh thể về nguy cơ gây mù loà nói chung nhưng Glôcôm trở thành bệnh hàng đầu gây mù loà không hồi phục bởi tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Ở miền Bắc Việt Nam, người dân thường gọi Glôcôm bằng tên dân gian là "thiên đầu thống", còn người dân miền Nam gọi là bệnh cườm nước để phân biệt với cườm khô (đục thủy tinh thể). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tính đến năm 2020, Glôcôm đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người dân trong độ tuổi từ 40 – 80. Con số này được cảnh báo có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040, đa số người bệnh đang trong độ tuổi lao động.
 
Vì lẽ đó, tháng 3 hàng năm Hiệp hội Glôcôm thế giới (WGA) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tuần lễ Glocom. Năm 2024, tuần lễ này được diễn ra từ 10/3 - 16/3 trên toàn thế giới với chủ đề "Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm" nhằm kêu gọi toàn xã hội tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa do bệnh Glôcôm gây ra.
 
ThS. BS. Nguyễn Văn Sanh - Giám đốc hệ thống bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec) trong ca phẫu thuật cho bệnh nhân T.
 
Đặc biệt nguy hiểm, gần 50% người bị Glôcôm không biết mình đang bị bệnh…
 
Tại Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec) cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông, ThS.BS Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp khám và phẫu thuật cho bà T.T.T., sinh năm 1957, đến từ Kiến Xương, Thái Bình.
 
Bà T. cho biết, cách đây 1 năm, thỉnh thoảng thấy mắt trái hơi đau nhức, đau lan lên đầu và quanh mắt. Bà đến bệnh viện huyện khám và được điều trị theo hướng viêm xoang bằng các thuốc kháng sinh và giảm đau đường uống. Đỡ được ít hôm, thấy mắt khó chịu bà lại mua kháng sinh về uống. Gần đây, bà thấy mắt đau đỏ và mờ như sương mù trước mặt, lo lắng bà khi khám và được chẩn đoán là viêm kết mạc (đau mắt đỏ) - điều trị không đỡ bà đành phải đi Hà Nội khám…
 
Tại đây, bà được chẩn đoán 2 mắt bị Glôcôm góc đóng mãn tính. Thị lực tuy không giảm nhiều nhưng dây thần kinh thị giác và thị trường thì đã bị tổn thương khá nặng.
 
Theo BS Sanh, đây là một ca bệnh đặc biệt. "Nhiều bệnh nhân bị glôcôm sẽ có những cơn đau nhức mắt dữ dội, đau lan lên nửa đầu và thị lực giảm đột ngột khiến bệnh nhân phải đi khám và sẽ được phát hiện sớm. Tuy nhiên, bà T., chỉ đau nhẹ, cảm giác "tưng tức" trong mắt, lan ra vùng quanh mắt, còn thị lực thì không giảm nhiều nên không được chẩn đoán và bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp ngay. Mắt trái nặng hơn phải mổ còn mắt phải cũng cần dự phòng bằng laser để bảo tồn phần chức năng thị giác còn lại. Bệnh diễn biến âm thầm, thần kinh thị giác cũng bị teo lõm dần dẫn đến mất thị lực, thị trường mà người bệnh không hay biết, vì vậy Glôcôm được coi là "kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng" – BS. Sanh giải thích thêm.
 
 
Bệnh nhân T.T.T., ngay sau khi vừa được phẫu thuật Glôcôm tại Mắt Hitec
 
Bạn có nguy cơ bị Glôcôm không?
 
Glôcôm góc đóng nguyên phát gặp nhiều ở người châu Á từ 35 tuổi trở lên, do cấu trúc nhãn cầu nhỏ hơn người châu Âu. Tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn; nữ bị nhiều hơn nam, đặc biệt ở tuổi mãn kinh, tỉ lệ bệnh ở nữ cao gấp 4 lần so với nam giới.
 
Các chuyên gia của Bệnh viện Mắt Hitec cho hay, người có nhãn cầu nhỏ, viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm góc đóng. Yếu tố gia đình có vai trò rất quan trọng. Việc nâng cao nhận thức, khám mắt định kỳ cho những người cùng huyết thống với người bị bệnh góp phần chẩn đoán sớm và phòng bệnh glôcôm hiệu quả.
 
Khác với Glôcôm góc đóng, Glôcôm góc mở thường gặp hơn ở người da trắng, từ trên 40 tuổi, người bị cận thị, tuổi càng cao nguy cơ bị càng lớn. Những người ruột thịt của bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh gấp 5-6 lần.
 
Glôcôm xuất hiện với những dấu hiệu điển hình như thế nào?
 
Glôcôm góc đóng nguyên phát thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang làm việc ở tư thế cúi, hoặc sau những sang chấn tâm lý. Người bệnh thấy mắt đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, nhìn ngọn đèn thấy quầng xanh, đỏ như cầu vồng; có thể buồn nôn hoặc nôn, mắt đỏ và nhìn mờ: có thể chỉ mờ nhẹ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng chỉ còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay; sờ tay thấy mắt căng cứng như hòn bi…
 
"Khi có những triệu chứng như trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời" - chuyên gia của Bệnh viện Mắt Hitec khuyến cáo.
 
Các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hitec khẳng định: Glôcôm góc đóng cơn cấp là một cấp cứu nhãn khoa, người bệnh cần được khẩn trương hạ nhãn áp, giảm đau và an thần. Tuy nhiên điều trị nội khoa chỉ để hỗ trợ cho phẫu thuật. Tùy mức độ và giai đoạn bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn tăng nhãn áp sẽ tái diễn, bệnh trở thành mạn tính và ngày càng tiến triển trầm trọng dẫn tới mù lòa không hồi phục do tổn hại dây thần kinh thị giác vĩnh viễn.
 
Ngược lại, Glôcôm góc mở nguyên phát lại thường tiến triển chậm, âm thầm trong thời gian dài, thị lực trung tâm được bảo tồn đến giai đoạn muộn, bệnh nhân không nhận thấy vấn đề của mình cho đến khi thị thần kinh và thị trường tổn hại nặng. Đa số bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua 1 màn sương rồi tự hết nên bệnh nhân ít để ý…
 
Chuyên gia Mắt Hitec khuyến cáo gì?
 
Các chuyên gia nhấn mạnh: Dù không có dấu hiệu gì bất thường cũng nên kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh glôcôm, tránh nguy cơ mù loà: Trước 40 tuổi: 2 – 4 năm/1 lần; Từ 40 - 60 tuổi: 2 – 3 năm/lần; Sau 60 tuổi: 1 – 2 năm/lần.
 
Với glôcôm góc đóng, ngay cả khi đã được phát hiện và phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ nghiêm túc chế độ theo dõi định kỳ: Kiểm tra mắt, đo nhãn áp 3 tháng/lần trong 1 năm đầu, sau đó cứ 6 tháng – 1năm/lần.
 
Với Glôcôm góc mở được điều trị bằng thuốc tra tại mắt, dù nhãn áp đã điều chỉnh nhưng vẫn cần đi khám và kiểm tra nhãn áp thường xuyên: 2 tháng/lần; kiểm tra thị trường và khám lại đáy mắt: 3-6 tháng/lần để bác sĩ có thể phải điều chỉnh thuốc giúp kiểm soát được nhãn áp ở mức an toàn.
☎️Để được tư vấn các bệnh lý về mắt, xin vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ
-
? Hotline: 0984.122.153
 
? Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
? Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
 
Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường