Vẩn đục dịch kính (ruồi bay)

Vẩn đục dịch kính là tình trạng lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính, phần lắng đọng này nằm lơ lửng trong dịch kính làm cho người bị bệnh thấy các hình ảnh trôi nổi trong mắt. Những vật này sẽ di chuyển theo động tác của mắt và có xu hướng rơi xuống vùng thấp nên sẽ rõ hơn khi nằm. Vẩn đục dịch kính thường gặp và phần lớn không gây nguy cơ biến chứng gì cho mắt. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng rách, bong võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.

Mắt người có một khoang dịch trong suốt nằm phía sau thể thủy tinh còn gọi dịch kính. Dịch kính có cấu trúc dạng khối gel trong suốt và có cấu tạo từ nước và các sợi collagel. Bình thường ánh sáng phải xuyên qua khối dịch này trước khi hội tụ trên võng mạc. Những đốm đen lơ lửng như “ruồi bay” hay “vẩn đục dịch kính” mà bạn thấy chính là các biến đổi của dịch này, có thể là do thoái hóa của các sợi collagen. Nhờ có dịch kính, trong mắt có thể duy trì áp lực giúp võng mạc được bảo toàn, đồng thời thấu kính hội tụ ánh sáng tốt hơn, từ đó hình ảnh thu được cũng rõ nét hơn

1. Vẩn đục dịch kính là gì

Vẩn đục dịch kính nằm lơ lửng trong dịch kính là chất dịch đặc dạng thạch ở phần sau của nhãn cầu. Như vậy chúng sẽ di chuyển nhanh theo động tác liếc mắt và đồng thời di chuyển chậm, ngắn theo chuyển động của dịch kính.Vẩn đục dịch kính thường dưới dạng sợi, mạng nhện, nét chữ trong suốt.

Khi phát hiện có vẩn đục dịch kính, ta thường cố gắng nhìn về phía có vẩn đục để xác định nhưng thường khó vì vẩn đục sẽ chuyển động theo mắt và thường lệch khỏi hướng nhìn. Ta chỉ có thể nhìn thấy vẩn đục do chúng có thể chuyển động trong mắt.

Những mạch máu võng mạc cũng che khuất ánh sáng nhưng không thể nhìn thấy ở điều kiện bình thường do chúng ở vị trí cố định so với võng mạc và vỏ não sẽ tạo ra hình ảnh được điều chỉnh nhờ quá trình thích ứng của hệ thần kinh.

Mặc dù vẩn đục được coi là trôi nổi trong dịch kính nhưng do trọng lực vẩn đục thường có xu hướng lắng xuống phía dưới của nhãn cầu nên khi mắt nhìn lên hoặc khi nằm ngửa các vẩn đục có xu hướng rơi gần về phía hoàng điểm, nằm trên trục thị giác nên được nhìn thấy rõ hơn. Mặt khác, khi ta nhìn lên bầu trời sáng, đồng tử co lại sẽ làm cho các vẩn đục rõ nét và dễ nhận ra hơn. Vẩn đục dịch kính nói chung thường ít thay đổi, có những vẩn đục lớn có thể tồn tại trong mắt nhiều năm.

Vẩn đục dịch kính thường gặp và phần lớn không gây nguy cơ gì cho mắt, rất nhiều người đến khám mắt do vẩn đục dịch kính, đặc biệt là những người lớn tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh nhân thường khó chịu và than phiền, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường. Hình dạng của vẩn đục là bóng của chúng phản chiếu trên võng mạc do các cấu trúc protein nhỏ bị kẹt trong dịch kính có thể kéo dài trong nhiều năm. Khi ánh sáng nhiều, thậm chí còn có thể thấy vẩn đục kể cả khi đã nhắm mắt do ánh sáng xuyên qua mi mắt tạo ra bóng của vẩn đục. Vẩn đục này thường do những biến đổi nhỏ của vùng dich kính đặc biệt trước hoàng điểm nên không thấy được khi bác sỹ khám bằng dụng cụ thông thường. Bệnh nhân thường thấy chúng to hơn vì chúng ở gần hoàng điểm nên được phóng đại lên về mặt kích thước.

Hình ảnh Giai đoạn sớm và tiến triển của vẩn đục dịch kính.

Hình ảnh Giai đoạn sớm và tiến triển của vẩn đục dịch kính.

2. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây vẩn đục dịch kính

  • Xuất huyết dịch kính: Có chỉ định cắt dịch kính khi máu trong buồng dịch kính không tiêu sau 4 tuần, tuy nhiên nếu có những nguy cơ co kéo rách-bong võng mạc thì cần cắt sớm. Rách võng mạc, phình mạch, bệnh tiểu đường, tắc tĩnh mạc trung tâm võng mạc, bệnh Eales…
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: tiểu đường, tắc tĩnh mạch, hồng cầu hình liềm, bệnh Eales…
  • Bong võng mạc phức tạp: có xuất huyết dịch kính, vết rách khổng lồ, vết rách cực sau, tăng sinh dịch kính võng mạc…
  • Bệnh lý võng mạc trung tâm: màng xơ trước võng mạc, lỗ hoàng điểm, xuất huyết trước hoặc dưới võng mạc.
  • Lệch hoặc rơi thuỷ tinh thể hoặc IOL trong buồng dịch kính.
  • Viêm nội nhãn: cần cắt loại bỏ ổ nhiễm trùng.
  • Tổ chức hoá dịch kính sau viêm.
  • Biến chứng sau chấn thương mắt: Xuất huyết dịch kính, dị vật nội nhãn, bong võng mạc, vỡ thuỷ tinh thể, viêm nội nhãn.

Các yếu tố nguy cơ để phát triển vẩn đục dịch kính là gì?

  • Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho sự phát triển của tình trạng vẩn đục dịch kính. Thường thì những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh toàn thân gây ảnh hưởng đến mắt như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh lý tại mắt liên quan đến tuổi như thoái hóa hoàng điểm tuổi già...
  • Cận thị nặng hay còn gọi là cận thị thoái hóa là yếu tố thuận lợi đẩy nhanh quá trình thoái hóa dịch kính ở người trẻ tuổi
  • Chấn thương mắt.

Hình ảnh các hình dạng của đục dịch kính

Hình ảnh các hình dạng của đục dịch kính

3. Triệu chứng vẩn đục dịch kính

Các triệu chứng thường gặp của vẩn đục dịch kính bao gồm:

  • Những điểm trôi nổi di chuyển khi chúng ta thay đổi hướng nhìn, nếu cố gắng để nhìn chúng, chúng sẽ di chuyển nhanh ra khỏi tầm nhìn.
  • Những vệt đen này sẽ dễ nhận thấy nhất khi nhìn vào một nền sáng trống, chẳng hạn như bầu trời màu xanh, một bức tường trắng hoặc bầu trời sáng vì khi đó đồng tử co lại làm cho các vẩn đục rõ nét và dễ nhận ra hơn.
  • Khi nằm các vẩn đục này có xu hướng chìm xuống phía dưới mắt, rơi về gần hoàng điểm nên nhìn dễ hơn.
  • Những điểm này gọi là vật trôi nổi vì chúng thường lơ lửng và có xu hướng di chuyển theo trọng lực. Chúng có xu hướng biến mất khi tập trung nhìn vào chúng. Một khi thấy được, chúng thường không di chuyển. Bệnh này thường không mất đi nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt bị chớp sáng, giảm thị lực ngoại biên, thị lực hình ống.

4. Điều trị vẩn đục dịch kính

Dù hầu hết vẩn đục dịch kính là lành tính nhưng ảnh hưởng đến tầm nhìn và gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế nhiều người mắc phải mong muốn tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, không gây hại cho mắt. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào là an toàn và hiệu quả cao đối với tình trạng vẩn đục dịch kính. Phương pháp phẫu thuật cần được cân nhắc bởi có thể gây nhiều rủi ro cho mắt nói riêng và sức khỏe nói chung. Nếu tình trạng vẩn đục dịch kính không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tập làm quen với ảnh hưởng của bệnh. Khi nó ảnh hưởng nhiều tới thị lực, nguy cơ gây biến chứng và bệnh lý ở mắt, bác sĩ sẽ xem xét một số phương pháp can thiệp điều trị như:

4.1. Chiếu Laser phá vỡ đốm đen vẩn đục trong dịch kính

Tia laser năng lượng cao được chiếu vào dịch kính bị đục để phá vỡ những đốm đen khá nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả cũng như độ an toàn của phương pháp nên hiện nay chưa được áp dụng phổ biến.

4.2. Phẫu thuật hút bỏ dịch kính

Bác sĩ sẽ can thiệp để hút bỏ phần dịch kính bị vẩn đục, thay thế dịch kính trong suốt vẫn đảm bảo chức năng, giúp người bệnh khôi phục thị lực. Với công nghệ y học hiện nay, phẫu thuật can thiệp này còn khá nguy hiểm, nguy cơ biến chứng cao nên ít được chỉ định. 

5. Biến chứng sau phẫu thuật vẩn đục dịch kính

Bên cạnh biến chứng thường gặp nhất trong tất cả các ca phẫu thuật là nhiễm trùng và chảy máu thì phẫu thuật cắt dịch kính có thể gặp nhiều biến chứng khác như bong võng mạc, rách võng mạc, phù gai thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể ngay sau phẫu thuật do chạm phải thủy tinh thể trong quá trình phẫu thuật hoặc đục thủy tinh thể muộn sau một thời gian do rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa của thủy tinh thể.

6. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được nhỏ mắt, uống thêm kháng sinh, giảm phù, giảm viêm 5 đến 7 ngày nhằm giúp cho mắt lành lại. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo không lao động nặng trong vài tuần sau phẫu thuật. Đặc biệt nếu bệnh nhân được áp dụng phương pháp bơm khí nở để cố định võng mạc thì bệnh nhân sẽ phải cố định đầu của mình, ví dụ như cúi mặt xuống hay nghiêng đầu sang bên trái hoặc bên phải tùy theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng sẽ không được đi máy bay trong quá trình điều trị bằng khí nở.

Dịch vụ khác

vong-mac-dai-thao-duong

võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh đái tháo đường, kết quả từ tổn thương các mạch máu của mô nhạy sáng ở phía sau của mắt (võng mạc). Ban đầu, bệnh có thể không để lại triệu chứng hoặc chỉ có vấn đề tầm nhìn nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa

Xem chi tiết
viem-mang-bo-dao

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào là lớp giữa của mắt, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng mắt. Bao gồm mống mắt, thể mi, màng mạch. Viêm màng bồ đào xảy ra khi viêm 1 phần hoặc toàn bộ màng bồ đào. Viêm màng bồ đào có thể làm phá hủy những mô mắt quan trọng. Về sau, dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.

Xem chi tiết
thoai-hoa-hoang-diem-diem-vang

Thoái hóa hoàng điểm (điểm vàng)

Thoái hóa hoàng điểm do tuổi hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng do tuổi là nguyên nhân gây suy giảm thị lực chưa có cách nào điều trị khỏi mà giúp người bệnh bảo tồn duy trì thị lực còn lại. 

Xem chi tiết
bong-vong-mac

Bong võng mạc

Bong võng mạc là tình trạng các tế bào võng mạc tách ra khỏi lớp mạch máu cung cấp oxy và nuôi dưỡng. Nếu bong võng mạc không được điều trị sớm, để càng lâu thì nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn ở mắt bị ảnh hưởng càng cao. 

Xem chi tiết

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường