Lão thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Lão thị là một tật về mắt thường xuất hiện ở tuổi già. Khi người ta càng nhiều tuổi thì thủy tinh thể càng kém đàn hồi. Thường thì ở độ tuổi 40 đến đầu 60 thì người ta nhận thấy bản thân bị lão thị. Song thực ra, tật lão thị đã bắt đầu xuất hiện và hình thành từ độ tuổi 30.
 
Nguyên lý của mắt lão thị cũng giống như viễn thị và do đó có thể khắc phục được bằng việc đeo một thấu kính lồi phù hợp. Càng nhiều tuổi thì tật lão thị càng trở nên nặng hơn đòi hỏi phải sử dụng thấu kính có độ lồi lớn hơn.
Hình ảnh so sánh mắt bình thường và mắt lão thị

Đặc điểm

Lão thị là hiện tượng lão hóa của thuỷ tinh thể xảy ra ở tuổi 40 trở lên đối với đa số người bình thường. Lão thị thường xuất hiện:
  • Muộn hơn ở người cận thị
  • Sớm hơn ở người viễn thị.
Thủy tinh thể của người lão thị kém đàn hồi gây suy giảm điều tiết, làm họ gặp khó khăn khi đọc, viết hoặc làm các công việc cần thị lực gần khác như khâu vá, xỏ kim, đọc sách, viết lách…
Lão thị bắt đầu từ tuổi 40 và độ lão tăng dần cho tới tuổi 60, tuy nhiên có một số người, sau một thời gian không thể nhìn gần lại bắt đầu đọc sách hoặc may vá được mà không cần kính đó là do thủy tinh thể bị đục (hay còn gọi cườm khô).

Triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của lão thị thường là dễ mỏi mắt, nhức đầu, khó đọc trong ánh sáng yếu, cần phải đưa sách báo ra xa mới có thể đọc được. Lão thị được điều chỉnh bằng một kính cầu lồi.

Điều trị

Tùy theo tính chất công việc và phong cách sống, người lão thị có thể chọn đeo kính lão đơn tròng, hai tròng, hoặc đa tròng. Hiện nay lão thị có thể điều trị phối hợp với đục thủy tinh thể bằng cách mổ Phaco và đặt kính nội nhãn đa tiêu.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ 0984 122 153

0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường