Phân biệt chắp, lẹo mắt và cách điều trị tránh nguy cơ tái phát nhiều lần

Lẹo mắt hay chắp mắt là hai bệnh viêm nhiễm tại mắt mắt thường gặp. Bệnh sẽ gây đau nhức bờ mi, kèm với tình trạng phù nề gây khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt người bệnh. Chắp và lẹo đều có biểu hiện là những gờ sưng nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Đây là hai bệnh rất khó phân biệt, nhiều người bị nhầm lẫn. Cùng chuyên gia nhãn khoa Hitec phân biệt và cách điều trị bệnh chắp, lẹo tránh nguy cơ tái phát qua bài viết dưới đây.

1.Bệnh lẹo và chắp mắt là gì?

1.1 Lẹo mắt là gì? Các triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo ( Tên tiếng anh là Hordeolum hay Stye) là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (thường là staphylococcal) hoặc áp xe. Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn hay nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi. Lẹo bên trong, rất hiếm gặp, là hậu quả của nhiễm trùng tuyến meibomius. Đôi khi viêm mô tế bào đi kèm với lẹo.

Triệu chứng của lẹo mắt Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo, kèm theo bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt, có khi sưng to cả mi gây sụp mi.

Các dạng lẹo mắt hay gặp

Các dạng lẹo

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai

1.2 Chắp mắt là gì? Các triệu chứng của chắp

Chắp mắt (Tên tiếng anh là Chalazion) là do tắc nghẽn tuyến nhày của mi mắt (tuyến meibomius), biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp, thậm chí là nhìn thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Triệu chứng của chắp mắt Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ trên mi mắt hoặc xám dưới kết mạc mi. Mắt đỏ, đau, sưng, khó chịu ở bề mặt kết mạc và thường ít gây đau, khi sờ có cảm giác cứng hơn lẹo. Chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau sau vài ngày. Chắp lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ trên mi mắt hoặc xám dưới kết mạc mi. Khi chắp lớn sẽ tì lên bề mặt nhãn cầu và làm mờ mắt. Nhiều khi mi mắt cũng đột ngột bị sưng lên do chắp. [caption id="attachment_7247" align="aligncenter" width="788"]

Các dạng chắp mắt thường gặp[/caption]

2.Đối tượng nào dễ bị chắp, lẹo?

Hầu như ai cũng có thể bị chắp hoặc lẹo, tuy nhiên nếu bị viêm bờ mi thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác như: - Trước đây đã từng bị chắp hoặc lẹo - Người có cơ địa có mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã - Có những bệnh toàn thân khác như đái tháo đường - Không tẩy trang sạch vùng mắt - Dùng mỹ phẩm hết hạn để lâu hoặc nhiễm bẩn, không vệ sinh vùng mắt

3. Nguyên nhân gây chắp, lẹo mắt

- Nguyên nhân gây lẹo mắt Lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên gây cảm giác đau, khó chịu. Ngoài ra, lẹo còn được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có, hay trong các ống tuyến nhờn đã bị nhiễm trùng.

-Nguyên nhân gây chắp mắt Chắp hình thành do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên có thể không gây đau. Tuy nhiên, lẹo không điều trị khỏi nhiều khi sẽ chèn vào các ống tuyến của mi mắt và gây ra chắp. Ngoài ra, chắp cũng có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát. [caption id="attachment_7249" align="aligncenter" width="874"]

Phân biệt nguyên nhân gây bệnh chắp và lẹo mắt[/caption]

4. Điều trị chắp, lẹo mắt

  • Dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh toàn thân giúp tiêu mủ và kết hợp rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Đối với những lẹo to hoặc lẹo dai dẳng bác sĩ có thể sử dụng corticoid. Bác sĩ cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp
  • Người bệnh luôn rửa tay trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc sử dụng tra mắt phải được giữ sạch sẽ, không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu và tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi mới lên chắp, có thể chườm nóng nhằm giảm đau. Bác sĩ sẽ chỉ định cho chích đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng. Do chắp thường nằm sâu ở mi nên khi chích bác sĩ phải loại bỏ thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát bệnh.
  • Khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Bệnh sẽ tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh mắt đúng cách. Tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi cho mắt. Cần lưu ý, ung thư biểu mô tuyến bã cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Chính vì vậy, nếu xuất hiện chắp dai dẳng, kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.
  • Nên chườm nóng để giảm đau khi bị chắp lẹo.

Các phương pháp điều trị chắp, lẹo mắt[/caption]

5. Bệnh chắp, lẹo có lây truyền? Lẹo và chắp mắt cũng có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó người bệnh cần lưu ý: - Luôn vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc. - Không nên dùng kính áp tròng, không trang điểm khi bị lên lẹo và chắp - Không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu; - Không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn của bác sĩ. - Bệnh nhân bị chắp và lẹo tái phát nhiều lần nên đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

6. Làm sao phòng tránh được chắp, lẹo?

- Không nên chà tay lên mắt vì có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.

- Đeo kính mỗi khi ra đường để bảo vệ mắt.

- Hạn chế đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí.

- Tẩy trang sạch sẽ sau khi trang điểm mắt.

- Nên chữa trị tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt kịp thời tránh lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt.

- Không dùng chung khăn tắm, khăn lau, hoặc đồ trang điểm mắt.

- Rửa tay thường xuyên và tránh động vào mắt. Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách. Thăm khám mắt định kỳ để có thể nắm bắt tình trạng sức khỏe của mắt, đặt lịch khám với Hệ thống Bệnh Viện Mắt Hitec qua hotline 0984 122 153

-☘️☘️☘️-
? Hotline: 0984 122 153
Hệ Thống bệnh viện mắt HITEC - HITEC Hospital
? Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường