Answer questions about services at the Hitec eye hospital system

01. Tật khúc xạ

02. Đục thuỷ tinh thể

03. Bệnh Lác

Reply:

Chào bạn,

Ở các bé đang ở độ tuổi đi học, tật khúc xạ xuất hiện do nhiều nguyên nhân như ngồi sai tư thế, ánh sáng không đủ, thường xuyên nhìn gần trong thời gian dài khiến mắt phải liên tục điều tiết. Các yếu tố này cũng là nguyên nhân gây tăng độ. Tật loạn thị là do công suất giác mạc ở 2 kinh tuyến không đều nhau, phần lớn do bẩm sinh hoặc cấu tạo mi mắt như mắt một mí, sụp mi… Vì vậy, những nguyên nhân bên trên không làm thay đổi nhiều đến độ loạn thị mà có thể gây ra xuất hiện và tăng độ cận thị. Bạn cũng nên chú ý về tư thế học, ánh sáng, hạn chế thời gian chơi các thiết bị điện tử dưới 30 phút mỗi ngày. Hiện tại, ở tuổi của con chỉ có biện pháp đeo kính gọng là phù hợp. Bạn nên cho con đeo kính số và khám mắt định kỳ 3 tháng một lần.

Trân trọng!

Reply:

Chào bạn,

Trường hợp của con bạn thì nên đến khám trực tiếp tại bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ khám trực tiếp thì mới có thể giải đáp chính xác nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị cụ thể cho vấn đề của cháu bé đang gặp.

Tuy nhiên, tôi cũng cung cấp thêm một số thông tin nguyên nhân gây tăng độ cận ở trẻ để bạn tham khảo đó là:

- Trong giai đoạn dậy thì, quá trình phát triển cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhanh, bao gồm cả mắt. Đó là lý do tại sao mắt cháu có thể thay đổi trong thời gian tính bằng tháng.

- Thói quen sinh hoạt hàng ngày, cháu có thường xuyên nhìn gần như xem tivi, điện thoại, đọc sách báo,... hay tư thế ngồi học không đúng 

- Đặc biệt, nhiều trẻ khi bị cận thị không đeo kính thường xuyên khi những làm việc nhìn gần khiến mắt điều tiết quá mức.

Để biết nguyên nhân tại sao cháu của bác không thể nhìn rõ, bác sĩ sẽ cần phải khám cho cháu bé, để kiểm tra xem có cần thay kính không. Nhưng quan trọng nhất là loại trừ được các vấn đề khác có thể gây giảm thị lực ở cháu.

Trân trọng

Reply:

Chào bạn,

Trên thực tế, độ tuổi dưới 18 là đối tượng thường dễ mắc tật khúc xạ chủ yếu cận thị  và tăng số kính nhanh. Tuy nhiên thì những cái bệnh nhân mà trên 18 tuổi vẫn có nguy cơ là mắc cận thị và có yếu tố tăng số cận. Nếu bạn làm việc làm việc thường xuyên với các thiết bị điện tử như là máy tính, tivi, điện thoại hay đọc sách ở khoảng cách gần, thì đây là nguyên nhân chính khiến mắt cận thị. Bên cạnh đó, khi đi khám mắt mà bạn phát hiện là đã hai điốp rồi thì có thể là trước đó mình đã mắc cận thị nhưng độ nhẹ nên mình không có phát hiện ra. Và chỉ khi tăng số cận lên thì khiến mắt bạn nhìn mờ và nhức mỏi mới đi khám.

Bạn nên đi khám mắt tại cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để các bác sĩ cấp cho bạn 1 cái kính đúng số từ đó giúp bạn có thị lực tốt nhất khi dùng, tránh tình trạng đeo kính sai số và loại trừ cận thị giả do mắt điều tiết quá mức.

Một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

  • Tham gia hoạt động ngoài trời cho mắt nghỉ ngơi, nhìn xa.
  • Bạn nên đi khám mắt định kì 3 – 6 tháng/ lần để được bác sĩ theo dõi tình trạng mắt và đưa ra hướng điều trị phù hợp
  • Cần xây dựng cho bản thân thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh. Cải thiện môi trường học tập, làm việc đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm 5060cm khi đọc sách hoặc khi sử dụng các thiết bị điện tử. Có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 để mắt được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian làm việc, học tập. Cụ thể, sau 20 phút làm việc với các thiết bị điện tử, nên cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa 20 feet (xấp xỉ 6m)
  • Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt (cung cấp nhiều vitamin A); cải bó xôi, trứng (nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin hỗ trợ bảo vệ võng mạc), sữa và các sản phẩm từ sữa (chứa vitamin A và kẽm)…ta có thể theo dõi Cái tình trạng là có

Trân trọng!

Reply:

Chào bạn,

Có 2 mục đích chủ yếu mà chúng ta muốn hướng đến khi sử dụng kính áp tròng Ortho K cho bệnh nhân cận thị đó là:

Thứ nhất, Kiểm soát và hạn chế tăng tiến triển cận thị của con. Đặc biệt, con của bạn đang tăng số độ quá nhanh 6 tháng tăng 1 độ có nguy cơ biến chứng đến bệnh về đáy mắt nếu không được kiểm soát tốt về độ cận. Đây là phương pháp được FDA Hoa Kì chấp thuận và sử dụng rộng rãi ở 56 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ định sử dụng kính Ortho K phải có chỉ định thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ nhãn khoa. Bạn nên đến cơ sở nhãn khoa uy tín để được hỗ trợ nhé.

Thứ hai. Kính Ortho K giúp bệnh nhân không phải đeo kính gọng vào ban ngày như vậy chúng ta sẽ bỏ được cặp kính gọng vướng víu và chúng ta sẽ thoải mái hơn trong các các hoạt động học tập cũng như là sinh hoạt vui chơi

Quan trọng nhất, bạn nên cho con tham gia hoạt động ngoài trời, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, ăn uống bổ sung dinh dưỡng các thực phẩm có Vitamin A tốt cho mắt, và nơi học tập có đủ ánh sáng. Không có phương pháp nào hoàn hảo nếu không có lối sống sinh hoạt khoa học giúp con bạn khỏe thể chất và tinh thần đem lại cho con bạn đôi mắt sáng khỏe.

Trân trọng!

Reply:

Chào bạn,

Ortho-K là loại kính áp tròng cứng được sử dụng với 2 mục đích chính là triệt tiêu tạm thời độ khúc xạ và kiểm soát tiến triển cận thị cho người cận thị dưới 18 tuổi. Thông qua việc đeo kính Ortho-K trong khoảng 6-8 tiếng vào lúc ngủ, độ cong giác mạc được định hình lại, giúp người sử dụng có thể nhìn rõ mọi vật vào ban ngày mà không cần dùng tới kính gọng hay kính áp tròng mềm.

Bên cạnh đó, kính Ortho-K còn đạt hiệu quả cao trong việc làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Đây là phương pháp được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng ở trẻ em có tình trạng tăng độ cận nhanh.

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về kính Ortho-K, nhiều bố mẹ lo lắng con sẽ khó sử dụng phương pháp này. Để bố mẹ có thể có cái nhìn dễ hơn về vấn đề này xin chia sẻ 1 số thông tin:
1. 95% các bé thành công trong lần thử đầu tiên:
Lần đầu tiên các bé được trải nghiệm cảm giác sử dụng kính là trong quá trình thăm khám tại phòng khám. Trước khi sử dụng, chú sẽ giới thiệu cũng như nói chuyện với con, và hầu hết các bé đều ngạc nhiên với chính mình khi lần đầu diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng.
2. Trẻ nhỏ từ 8-12 tuổi chỉ mất thêm 10 phút để đeo kính trong lần đầu tiên so với trẻ 13-17 tuổi:
Bố mẹ thường lo rằng càng nhỏ tuổi thì các con càng khó để có thể tự đeo tháo, trong khi ở lứa tuổi lớn hơn thì nhiều bố mẹ tự tin cho con tự đeo tháo. Tuy nhiên thực tế chứng minh trẻ 8-12 tuổi chỉ mất thêm 10 phút trong quá trình đeo tháo, ngoài ra có những bé còn làm nhanh hơn cả anh chị lớn.
3. Nguy cơ viêm nhiễm thấp hơn:
Có một sự thật là ở trẻ nhỏ, bố mẹ sẽ có thời gian để đồng hành và sát sao được với con trong quá trình sử dụng kính, nên nguy cơ viêm nhiễm sẽ thấp hơn ở người lớn và trẻ vị thành niên (do chủ quan trong quá trình sử dụng)
Đeo tháo không phải là vấn đề quá khó, tuy nhiên bố mẹ sẽ cần đồng hành và nhắc con tuân thủ đúng quy trình đeo tháo kính cũng như phác đồ điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trân trọng!

Reply:

Chào bạn,

Bác sĩ nhận được nhiều thắc mắc của bậc phụ huynh khi thấy con bị cận có nên đeo kính thường xuyên không. Gửi tới quý phụ huynh một số thông tin như sau:

  1. Đầu tiên cận thị khiến cho con nhìn mờ khi ở xa, việc không được chỉnh kính có thể sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt, vui chơi của con. Có nhiều bố mẹ bảo vệ ý kiến này của mình bằng cách cho con lên bàn 1 ngồi vì cho rằng con nhìn rõ thì không cần đeo kính, tuy nhiên bố mẹ cũng cần hiểu bé sẽ còn các hoạt động trong ngày, không chỉ việc học trên lớp.

  2. Không đeo kính cũng là một yếu tố nguy cơ kích thích tăng độ cận ở trẻ. Tuy nhiên đeo kính không có nghĩa là con dừng tăng độ, vì độ cận tăng còn phụ thuộc vào độ tuổi, thời điểm khởi phát cận thị của con và phương pháp kiểm soát cận thị con sử dụng

  3. Kiểm soát cận thị cho trẻ là điều cần làm song hành với việc đeo kính. Việc đeo kính giúp nâng cao chất lượng thị giác của con, và việc ổn định độ cận bố mẹ hãy để các phương pháp hạn chế tăng độ lo. Tuy vào các chỉ số về khúc xạ, độ tuổi, sự hợp tác,... y bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với con. Và khi đó việc phối hợp của bố mẹ yếu tố cần thiết để đạt được hiệu quả trong điều trị.

Trong trường hợp của con đeo kính gọng hay rơi vỡ, quý phụ huynh tham khảo phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị bằng kính áp tròng đêm Ortho K giúp con hạn chế tăng cận và không phải đeo kính gọng vào bạn ngày khi học tập hay chơi thể thao rất thuận tiện. Việc sử dụng kính cần có chỉ định bác sĩ, do đó bạn nên đưa con đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được thăm khám nhé.

Trân trọng!

Reply:

Chào bạn,

Qua chia sẻ của mẹ thì bác sĩ khuyên với độ cận của con thì mẹ cho bé đeo kính nhé.

1. Việc phụ thuốc vào kính là do con cảm thấy đeo kính giúp con nhìn rõ nên mới đeo, nên để hạn chế việc phụ thuốc vào kính thì chúng ta cần hạn chế tăng độ ở trẻ, chứ không phải là không cho con đeo kính

2. Không đeo kính có thể là nguy cơ gây tăng độ cận, và cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của con, vì ngoài việc học con còn cần thị lực tốt để sinh hoạt, vui chơi

3. Lớp 8 vẫn có thể tăng độ cận mẹ nhé, theo thông kê thì chỉ có 48% trẻ có độ cận ổn định dưới 16 tuổi, nên tuổi con vẫn cần được theo dõi và can thiệp mẹ nhé

Trân trọng!

0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct