Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Kính gọng là một trong những biện pháp truyền thống tối ưu về chi phí giúp người cận thị có tầm nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, nhiều người mắc sai lầm trong quá trình sử dụng kính cận, mà không biết rằng đeo kính sai là nguyên nhân gây suy giảm thị lực dẫn đến nhược thị. Vậy đeo kính như nào cho đúng cách? Dưới đây là 5 sai lầm cần tránh và 5 bước đơn giản sử dụng kính hiệu quả bạn tham khảo nhé!
Các Sai lầm khi đeo kính hay gặp
Khi đeo kính cận nhiều bạn có thói quen đeo kính sai tư thế gây ra ảnh hưởng không tốt cho mắt nhưng vô tình không biết. Dưới đây là 3 tư thế đeo kính sai mà bạn cần tránh:
Việc đeo như thế này khiến độ khúc xạ bị ảnh hưởng, nhìn vật mờ hơn, mắt điều tiết không tốt, nguy cơ làm tăng độ cận nhanh hơn.Khi để kính trễ xuống, mắt ngước lên trên dễ khiến mi mắt sụp xuống, mất vẻ đẹp tự nhiên.
Đeo kính, tháo kính bằng một tay khiến càng kính đi vào hai bên thái dương không đều, gọng kính dần sẽ bị bị cong vênh, giãn rộng. Việc kính bị rộng cũng sẽ khiến nó bị tụt xuống gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Không ít người khi đeo kính thỉnh thoảng cài kính lên đầu cho trông thời trang, nhưng thực sự hành động này không được tốt. Mắt kính dễ bị xước, gọng kính cũng dễ mở rộng và thậm chí nếu không để ý sẽ làm mắt kính bị rơi.
Nếu đeo kính nặng hơn độ cận thật, mắt bạn sẽ có hiện tượng nhìn vật quay cuồng, đầu bị choáng. Nếu đeo kính nhẹ hơn độ cận, mắt phải điều tiết nhiều hơn để tập trung nhìn rõ, lâu ngày sẽ dẫn tới gia tăng độ cận. Bên cạnh độ cận, nếu đeo kính sai PD (khoảng cách đồng tử) cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, mỏi mắt, nhìn không rõ. Đeo lâu ngày còn dẫn đến bị lác. Do đó, khi cắt kính cận phải tuyệt đối chú ý đến con số này.
Mắt là cơ quan dễ lây truyền bệnh, do đó, nếu bạn đeo kính của người có bệnh lý về mắt hoặc mắc virus như corona thì nguy cơ rất cao là bạn sẽ mắc bệnh.
Nhiều người cho rằng đeo kính quá nhiều, quá thường xuyên sẽ làm cho mắt phụ thuộc vào kính, dễ làm tăng độ cận của mắt. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Cận thị không đeo kính thì người bị cận thị sẽ rất khó khăn khi nhìn mọi vật xung quanh khiến mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mỏi mắt, khô mắt và dần dần có thể sẽ bị tăng độ cận. Khi độ cận thị cao cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ở đáy mắt, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, làm tổn hại đến thị lực.
Có những người đeo kính một thời gian rất dài mà không chịu đi kiểm tra thị lực. Mắt kính trầy xước, ố vàng còn gọng kính mốc xanh, sơn bong tróc. Nếu tình trạng này đang diễn ra thì bạn đang phải đối diện với hai nguy cơ: Một là thị lực kém, mắt kính xước làm cho mắt nhìn mờ, không thoải mái, thậm chí còn có nguy cơ gây nhược thị. Hai là vấn đề về da và thẩm mỹ. Những gọng kính không rõ nguồn gốc xuất xứ đeo một thời gian sẽ có tình trạng bong tróc sơn, gọng kính kim loại có hiện tưởng gỉ, mốc xanh, nó có thể gây ra dị ứng hoặc bệnh nghiêm trọng khác cho da của bạn..
Hướng dẫn 5 bước cơ bản để đeo kính cận đúng cách
Bước 1: Đo thị lực chính xác, cắt mắt kính tốt tại cơ sở chuyên khoa mắt uy tín. Kiểm tra thị lực 3-6 tháng/ lần
Bước 2: Đeo kính thường xuyên hay không thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ hoặc khúc xạ viên
Bước 3: Đeo kính đúng tư thế, ngay ngắn
Bước 4: Thường xuyên lau mắt kính, vệ sinh đệm mũi, gọng kính
Bước 5: Nắn chỉnh gọng kính vừa khuôn mặt, không quá chật cũng không quá lỏng
Hệ thống Bệnh viện mắt HITEC - Tận tâm cho đôi mắt sáng
SĐT tư vấn: 0984.122.153
Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Website: https://benhvienmat.vn
Liên hệ: m.me/hethongbenhvienmathitec