Chắp mắt là do tuyến Meibomius bị bít tắc, các chất bã bị tắc nghẽn dưới mí mắt gây nên viêm, khiến nổi hạt và sưng đỏ ở mí mắt.
Chắp mắt (chalazion) là nốt sưng đỏ thường không đau xuất hiện ở mí mắt. Chắp mắt hình thành do tuyến dầu (meibomian) ở mắt bị tắc nghẽn. Nó có thể tự khỏi không cần điều trị, tuy nhiên người bệnh cần đi khám khi thấy chắp mắt cản trở tầm nhìn hoặc bị chắp mắt lần thứ 2 trở đi.
Chắp mắt có thể đau nhưng sau một thời gian lại không còn đau. Chắp hình thành ở mí mắt trên nhiều hơn mí mắt dưới. Người ở độ tuổi từ 30-50 có nguy cơ bị chắp mắt hơn. Ít khi thấy trẻ em bị chắp mắt.
Chắp mắt không hoàn toàn giống lẹo mắt. Lẹo mắt (hordeolum), là vết sưng ở mí mắt xảy ra khi tuyến dầu bị nhiễm trùng. Nó giống như một áp xe nhỏ hoặc “nhọt” trên mép mí mắt.
Hình ảnh mắt bị chắp
Nguyên nhân bị chắp mắt là do sự tắc nghẽn của một trong những tuyến nhỏ meibomian của mí mắt. Tuyến meibomian là các tuyến nhỏ nằm dọc theo mép mí mắt tạo ra dầu giúp bôi trơn bề mặt của mắt. Một trong những tuyến này bị tắc nghẽn, dầu sẽ chảy ngược vào bên trong tuyến tạo thành nốt sưng ở mí mắt. Chất nhờn tiết ra khiến các tế bào viêm nhiễm dồn đến khu vực này gây kích ứng vùng da mí mắt và vùng da xung quanh khiến nó trở nên đỏ, sưng tấy, đôi khi đau đớn.
Tình trạng viêm mạn tính của mí mắt gần các lỗ tuyến dầu (viêm bờ mi), dễ gây bệnh chắp mắt. Viêm bờ mi dai dẳng có thể khiến chắp mắt tái phát. Viêm bờ mi sẽ trầm trọng hơn do vệ sinh mí mắt kém như dụi mắt, đi đường không mang kính… Ảnh hưởng của nội tiết có thể làm cho chất nhờn tiết ra nhiều hơn, dễ gây bệnh lên chắp ở mắt. Trong một số ít trường hợp thiếu hụt hệ thống miễn dịch cùng IgE (một trong 5 loại globulin miễn dịch) cao có thể dẫn đến áp xe da kể cả chắp mắt.
Những người có nguy cơ bị chắp mắt cao hơn nếu có yếu tố sau đây:
Nguyên nhân chắp mắt
Một số hình ảnh về chắp và lẹo mắt ở trẻ em và người lớn
Chắp mắt thường xuất hiện dưới dạng khối u hoặc sưng tấy ở mí mắt trên hoặc dưới. Nó có thể xuất hiện ở cả 2 mắt cùng một lúc. Tùy vào kích thước của chắp mắt, nó có thể làm mờ hoặc ảnh hưởng tầm nhìn hoặc không. Ít khi chắp mắt kèm theo yếu tố nhiễm trùng, nếu nhiễm trùng chắp mắt sẽ có thêm các triệu chứng gồm: màu đỏ, sưng tấy, đau nhức.
4. Chẩn đoán mắt bị chắp
Chắp mắt được chẩn đoán bởi bác sĩ khoa Mắt, bác sĩ sẽ khám và tư vấn điều trị theo tình trạng của mỗi người bệnh. Các chẩn đoán cần thiết bao gồm:
Đối với vết chắp mới khởi phát, điều quan trọng là phải cẩn thận chườm nóng và xoa bóp vùng đó ít nhất 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần đầu tiên sau khi khởi phát hoặc cho đến khi khối u biến mất. Tuy nhiên, chắp có thể bị nhiễm trùng thứ phát và điều này thường liên quan đến tình trạng mẩn đỏ xung quanh tăng lên. Khối u có thể cảm thấy ấm áp và mềm khi chạm vào. Trong những trường hợp này, liệu pháp kháng sinh có thể được yêu cầu.
Hầu hết bệnh chắp mắt tự khỏi trong vòng vài ngày nhưng chúng cũng có thể kéo dài hàng tháng. Vì chắp mắt không do nhiễm trùng nên việc nhỏ thuốc kháng sinh thường không có hiệu quả. Tuy nhiên, một số chắp mắt bị nhiễm trùng có thể dùng đến kháng sinh dạng nhỏ hoặc uống. Dưới đây là một số cách điều trị chắp mắt tại nhà:
Lưu ý khi thực hiện phải dùng tay sạch, dụng cụ sạch được khử khuẩn. Nếu chắp mắt không lành gây khó chịu, ảnh hưởng đến thị lực cần gặp bác sĩ khoa Mắt. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một trong những phương pháp sau:
Chắp mắt gây khó chịu, mất thẩm mỹ, làm người bệnh mặc cảm khi giao tiếp. Để phòng ngừa bệnh chắp mắt, người dân có thể thực hiện các cách dưới đây:
7. Một số câu hỏi thường gặp về chắp mắt
Chắp mắt có tự khỏi không?
Chắp mắt có thể tự khỏi sau vài ngày chườm ấm bằng gạc. Tuy nhiên, nếu mắt bị chắp vẫn sưng to, gây khó chịu, dai dẳng cần gặp bác sĩ khoa Mắt để được thăm khám và điều trị. Chắp mắt để lâu có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Chắp mắt có lây không?
Bệnh chắp mắt không lây, do vậy không cần phải ngần ngại khi đứng nói chuyện, nhìn vào mắt của người bị chắp mắt.
Chắp mắt rất dễ xảy ra, dù ở trẻ em hay người lớn đều gây đau nhức, sưng vù mí mắt và khó chịu. Bản chất của chúng khá lành tính, có thể tự thuyên giảm và biến mất, nhưng nhược điểm là dễ tái phát và dễ lây lan khi gặp điều kiện thuận lợi nên rất khó điều trị khỏi dứt điểm. Do đó, hãy chú ý vệ sinh mắt thật kỹ, bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng để phòng ngừa bệnh. Nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm bệnh nhanh khỏi Hotline hỗ trợ 0984.0122.153.
Viêm bờ mi là tình trạng sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Khiến mi mắt ngứa và sưng đỏ kèm theo các biểu hiện như chảy nước mắt, cảm giác có sạn ở bên trong mắt, gây đau hoặc mờ mắt..
View DetailsLẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ hoặc áp xe
View DetailsQuặm mi là tình trạng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi cọ xát với mắt gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc. Bệnh có thể khiến mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa hoàn toàn.
View DetailsĐể được tư vấn gói khám và
điều trị phù hợp
Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua
0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)
media@benhvienmat.vn