Bệnh nhược thị ở trẻ em

Chúng ta không muốn gì ngoài việc con cái của chúng ta luôn được hạnh phúc và khỏe mạnh, đặc biệt hơn là khi trẻ có đôi mắt sáng và thị lực tốt nhất. Và một trong những vấn đề lớn nhất trong các bệnh về mắt của trẻ là nhược thị. Đây là điều được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm trong thời gian qua. Tuy không phải là bệnh phổ biến song tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị ở Việt Nam ngày càng nhiều. Hiện nay, khoảng 3% dân số toàn cầu mắc bệnh này, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành phát triển thị giác 2 mắt, nhất là với trẻ dưới 6 tuổi.

1/ Bệnh nhược thị là gì?

Mặc dù đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, nhưng rất nhiều người chưa thực sự hiểu về bệnh nhược thị. Để hiểu được về bệnh nhược thị, chúng ta cần hiểu được một chút về cách mắt hoạt động như thế nào.
 
Đôi mắt chúng ta không thực sự "nhìn thấy" mọi thứ như chúng ta vẫn thấy. Thực tế, đôi mắt gửi tín hiệu về những gì có trong môi trường cho não qua dây thần kinh thị giác, sau đó não (thần kinh) sẽ dịch những tín hiệu đó gần như ngay lập tức thành sự nhận thức về những gì chúng ta đang "nhìn thấy" và thực sự có trong môi trường. Quá trình kỳ diệu này hoạt động liên tục những khi chúng ta mở mắt và sự kết nối giữa mắt và não là không ngừng.
 
Nhưng đôi khi sự kết nối đến não của hai mắt sẽ không như nhau, một mắt sẽ có sự kết nối và truyền tín hiệu mạnh hơn so với mắt kia. Khi đó, bên mắt có sự kết nối đến não yếu sẽ không có sự tập trung nhiều như mắt kia, dần dần sự kết nối đến não của mắt đó càng yếu, đồng thời não cũng dần bỏ qua và không tiếp nhận xử lý các thông tin từ mắt yếu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nhược thị, hay người ta còn gọi là tình trạng “mắt lười”. Và nếu không được điều trị, các tín hiệu của mắt yếu hơn có thể bị bộ não bỏ qua hoàn toàn, do đó sẽ dần làm giảm phần lớn thị lực của mắt đó.

2/ Nguyên nhân của nhược thị

Nhược thị là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về thị lực của trẻ. Lý do quan trọng khiến tình trạng nhược thị phổ biến vì nó được tiến triển từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất là lác, khi bị lác, cơ điều khiển tại hai mắt sẽ trở lên mất cân đối. Nếu cơ tại mắt này khỏe hơn cơ mắt kia, thì hai mắt sẽ không hoạt động được cân bằng. Điều này khiến 2 mắt sẽ chuyển động theo 2 hướng khác nhau dù đang nhìn tập trung vào 1 vật. Theo thời gian dài, thị lực tại bên mắt lác sẽ suy giảm, dần dần bộ não sẽ bỏ qua những tín hiệu yếu từ mắt lác.
 
Đôi khi nhược thị ở trẻ em xuất hiện khi mắt bị đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có thể gây ra nhược thị cho dù bệnh nhân đã được phẫu thuật thay thủy tinh thể. Lý do là mắt bị đục thủy tinh thể có thị lực rất kém, nên bộ não dần bỏ qua tín hiệu của của mắt đó và chỉ tập trung vào mắt còn lại. Cho dù đã được thay thủy tinh thể, não đã quen với việc không tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ mắt đó và có thể cũng không nhận ra thị lực tại mắt đó đã được cải thiện, vì vậy não vẫn tiếp tục bỏ qua các tín hiệu mà mắt đã được thay thủy tinh thể gửi về.
Ngoài ra chấn thương mắt hoặc tình trạng sụp mí, trong 6 năm đầu đời, cũng sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhược thị, nhiều trường hợp nhược thị bắt nguồn từ việc trẻ bị tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) không đều ở hai mắt. Điều quan trọng nhất là phải bảo vệ mắt và theo dõi các dấu hiệu về thị lực của trẻ một cách thường xuyên và cẩn trọng.

3/ Phương pháp điều trị nhược thị ở trẻ em

Phương pháp điều trị nhược thị có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng.
Phương pháp phổ biến nhất là đánh lừa bộ não về sự suy yếu của mắt đang khỏe mạnh, để buộc bệnh nhân phải sử dụng mắt bị nhược thị, từ đó não bắt đầu quay sang lắng nghe và xử lý thông điệp của mắt đó. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo miếng dán che mắt đang khỏe nhằm cản trở thị lực của mắt đó, từ đó bộ não sẽ dần tiếp nhận tín hiệu của mắt đang bị nhược thị.Ngoài ra trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ thuốc giãn đồng tử và liệt điều tiết vào mắt khỏe mạnh, nhằm làm thị lực tại mắt đó kém đi một cách có chủ đích, bắt buộc bệnh nhân phải sử dụng mắt nhược thị, giúp làm tăng thị lực của mắt đó.
 
Nhược thị ở trẻ em đôi khi có thể xuất phát từ lý do mắt trẻ bị tật khúc xạ (cận, viễn, loạn), vì vậy điều trị tật khúc xạ bằng cách đeo kính có thể khắc phục được tình trạng nhược thị và cải thiện thị lực của con bạn.
Trong trường hợp mắt con bạn bị tình trạng lác hoặc bị đục thuỷ tinh thể, phẫu thuật lác chỉnh cơ mắt và phẫu thuật thay thủy tinh thể sẽ là phương pháp tốt nhất giúp điều trị được tình trạng lác và mất thị lực do đục thủy tinh thể. Đồng thời từ đó sẽ giúp điều trị tình trạng nhược thị.
Phát hiện sớm các vấn đề về mắt của con bạn sẽ quyết định phần lớn sự thành công của việc điều trị. Đến độ tuổi 8-9 tuổi, việc điều trị sẽ khó khăn hơn vì lúc này thị lực của trẻ đã phát triển hoàn thiện. Vì vậy cha mẹ cần đưa con đi khám định kỳ hàng năm ngay từ khi trẻ đi học mầm non. Hoặc khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về thị lực của trẻ.
 

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng  liên hệ 0984.122.153

[contact-form-7 id="5690"]

0984 122 153
image 0984 122 153 image Zalo image Facebook image Appointment image Direct