Dạy và học trực tuyến là giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, là một trong những cú hích mang tính đột phá, tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động dạy học, thi cử và tư duy quản lý hướng tới phát triển giáo dục bền vững. Chuyển đổi số đã giúp cho gần 24 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường do dịch Covid-19 nhưng không ngừng học … Vì vậy, dù chúng ta đang từng bước quay về với những trật tự xã hội cũ song việc dậy và học trực tuyến vẫn sẽ được coi là một trong những thay đổi tích cực cần được duy trì bởi những ưu thế khác biệt của nó so với hình thức dạy-học truyền thống. Tuy vậy, bên cạnh những thay đổi mang tính xu thế và hội nhập đó, việc học trực tuyến sau hơn 2 năm dịch bệnh kéo dài cũng đã bộc lộ ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần cho cả học sinh và giáo viên, trong đó có các vấn đề về sức khỏe của đôi mắt do môi trường học tập chưa đảm bảo, kỹ năng chăm sóc và vệ sinh thị giác chưa tốt dẫn đến mắt nhanh bị khô, mỏi, đau nhức, tật khúc xạ có nguy cơ tiến triển…
Và mắt sáng khỏe sẽ là điều kiện cần thiết để giúp trẻ có thể duy trì và phát triển việc ứng dụng CNTT để học tập hiệu quả suốt đời, đó cũng là một trong những thách thức đối với các chuyên gia nhãn khoa nhằm đáp ứng được nguyện vọng và sự mong đợi của nhiều bậc PHHS hiện nay TẬT KHÚC XẠ VÀ SỨC KHỎE THỊ GIÁC LIÊN QUAN ĐẾN HỌC TRỰC TUYẾN Tật khúc xạ thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 10 – 15 tuổi, vì vậy người ta hay dùng từ “cận thị học đường” để chỉ tình trạng này. Cận thị học đường thường do thói quen học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định…
Việc nhìn gần kéo dài và thường xuyên làm cho mắt liên tục phải điều tiết dẫn đến khởi phát cận thị hoặc tăng nhanh độ cận thị. Trẻ ít tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là yếu tố gây nguy cơ khởi phát cận thị. Tật khúc xạ thường có xu hướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 - 20 tuổi thì dừng lại. Tật khúc xạ xuất hiện càng sớm thì mức độ càng nặng và sự tăng độ càng nhiều. Tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới. Gia tăng cận thị không chỉ là gánh nặng cho xã hội mà người bị cận thị nặng còn có thể gặp nhiều nguy cơ rủi ro.
Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thống trên toàn quốc nhưng cũng có một số con số mang tính cảnh báo: tỉ lệ cận thị học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tại Hà Nội: 33.7% (Vũ Thị Thanh 2009), ở sinh viên ĐH Thăng long tới 62% (Dương Hoàng Ân 2014) … Học trực tuyến có thể gây Hội chứng Computer (Hội chứng thị giác máy tính), với những biểu hiện như: mờ mắt, đau đầu, mỏi mắt, khô mắt, đau cơ vai gáy dẫn đến rối loại điều tiết, nhìn không tốt với kính đang đeo ... Bên cạnh đó, mắt sẽ dễ khởi phát các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị. Bởi khi đó trẻ thường tập trung nhìn vào màn hình nhỏ với một cự ly gần trong thời gian dài gây mỏi điều tiết, thể thủy tinh phồng lên, trục nhãn cầu dài ra, độ cong giác mạc tăng lên. N
goài ra, hội chứng thị giác màn hình còn có thể gây thoái hoá hoàng điểm do tác hại của ánh sáng xanh. Với trẻ đã có tật khúc xạ trước đó, sẽ có nguy cơ gây cận thị tiến triển, tăng số/tăng độ kính nhanh trong một thời gian ngắn… Trong thời đại bùng nổ thông tin và chuyển đối số, 80% lượng thông tin được con người tiếp nhận qua kênh thị giác thì việc gia tăng tỷ lệ cận thị là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể chung tay kiểm soát để làm chậm sự tiến triển cũng như phòng các biến chứng do cận thị nặng gây ra.
NHỮNG BIẾN CHỨNG CẬN THỊ NẶNG THƯỜNG GẶP
Người ta phân loại độ cận như sau: cận thị nhẹ: dưới 3,00D; cận thị trung bình từ: 3,00D – 5,00D; cận thị nặng: trên 5,00D. Đánh giá mức độ tiến triển của cận thị dựa vào sự tăng độ cận theo năm như sau:
Hầu hết những người mắc tật cận thị đều chỉ quan tâm đến sự bất tiện trong sinh hoạt, vấn đề thẩm mỹ khi mang kính… mà ít ai biết rằng cận thị nặng, tăng độ nhanh có nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm dẫn đến khiếm thị và mù lòa: thoái hóa võng mạc – hoàng điểm, Bong võng mạc, Đục TTT, Glocom …
CHĂM SÓC MẮT SÁNG KHỎE KHI HỌC TRỰC TUYẾN KÉO DÀI