Bệnh mắt hột là một bệnh viêm kết giác mạc mạn tính đặc hiệu do Chlamydia trachomatis – một loại vi sinh vật được xếp vào loại trung gian giữa vi khuẩn và virus gây ra. Bệnh gặp phổ biến ở những nước kém phát triển có trình độ vệ sinh và y tế kém, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt.
Theo thống kê gần đây nhất của tố chức Y tế Thế giới, có khoảng 500 triệu người mắc bệnh mắt hột và khoảng 2 triệu người bị mù do bệnh mắt hột trên toàn thế giới. Việt nam nằm trong vùng dịch tễ của mắt hột với tỷ lệ mắc cao ở các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, ngay cả ở thành thị, bệnh cũng có thể lây lan dễ dàng, đặc biệt trong các tập thể nhỏ như nhà trẻ, mẫu giáo, trường bán trú… Bệnh thường mắc phải từ tuổi thơ ấu, nếu không được điều trị triệt để hoặc nếu để bệnh tiếp nhiễm liên tục, bệnh có thể kéo dài đến lúc già với nhiều biến chứng trầm trọng có thể gây mù lòa.
Bệnh lây nhiễm qua tay bẩn, ruồi nhặng, nguồn nước bẩn bị nhiễm bệnh, dùng chung khăn chậu rửa mặt, Triệu chứng của bệnh: chủ yếu là cộm mắt, ngứa mắt dai dẳng, dử mắt mãn tính, thẩm lậu kết mạc và nhiều hột trên kết mạc. Các biểu hiện của bệnh có thể nhẹ nặng tùy thể bệnh. Nếu để bệnh tiến triển dai dẳng có thể gây nên các biến chứng như: • Viêm toét mắt: trụi lông mi, bờ mi dày đỏ, mắt ướt nhèm • Lông xiêu, lông quặm • Viêm tắc lệ đạo • Viêm loét giác mạc • Sẹo giác mạc, loạn thị, khô mắt, sạn vôi kết mạc. • Bội nhiễm viêm kết giác mạc…
Cần kiên trì, tra thuốc kéo dài trong 3 – 6 tháng với các thuốc đặc hiệu như tetracyclin. Có thể dùng thêm kháng sinh đường uống đặc hiệu với bệnh như azythromycin, erythromycin Vệ sinh mắt, rửa mặt hàng ngày 3 lần bằng nước và khăn sạch.
Vệ sinh môi trường: diệt ruồi nhặng, không dùng nước hồ ao Dùng riêng khăn chậu rửa Đến khám bệnh tại chuyên khoa mắt khi có khó chịu bất thường ở mắt Kiên trì điều trị theo y lệnh của bác sỹ
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ 0984.122.153