Bệnh glôcôm là một bệnh nguy hiểm của mắt, gây ra mù lòa không hồi phục chiếm tỷ lệ rất cao trong cộng đồng. Có hai thể bệnh là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Bệnh glôcôm góc đóng hay gặp hơn ở châu Á do mắt người châu Á thường nhỏ, là điều kiện cho glôcôm góc đóng xuất hiện. Bệnh glôcôm góc mở gặp phổ biến hơn ở các nước châu Âu và châu Mỹ.
Tuy nhiên, dù bất cứ chủng tộc nào, tỷ lệ bệnh glôcôm ngày càng tăng dần theo tuổi tác. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh glôcôm có thể gặp ở mọi lứa tuổi như chấn thương, sau viêm màng bồ đào, sử dụng các thuốc tra có chứa corticoid kéo dài…
Bệnh glôcôm ngày nay được xếp vào loại bệnh của đầu thị thần kinh với 3 yếu tố đặc trưng: 1/ Tăng nhãn áp 2/ Tổn thương chức năng thị giác: thị trường thu hẹp, thị lực giảm 3/ Tổn thương đầu thị thần kinh, biểu hiện bằng lõm teo gai thị.
Tùy từng phương pháp đo nhãn áp mà có chỉ số bình thường khác nhau. Các phương pháp đo nhãn áp tiên tiến hiện nay như phương pháp Goldmann và phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc cho kết quả chính xác cao. Đặc biệt phương pháp không tiếp xúc còn có ưu điểm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Bằng kính soi góc, sử dụng sinh hiển vi khám bệnh cho phép phân loại thể glôcôm góc đóng hay góc mở
Đánh giá mức độ lõm teo gai thị
Đây là phương pháp đo thị trường tiên tiến cho phép đánh giá các tổn thương của tế bào hạch thần kinh của võng mạc từ giai đoạn sớm, đồng thời cho phép đánh giá các giai đoạn của bệnh cũng như theo dõi tiến triển của bệnh.
các thế hệ máy chụp OCT tiên tiến ngày nay cho phép đánh giá được rất nhiều yếu tố giúp chẩn đoán bệnh glôcôm từ giai đoạn rất sớm. OCT cho phép đánh giá tổn thương của lớp tế bào hạch, chiều dày của lớp sợi thần kinh quanh gai thị, diện tích và thể tích lõm gai, diện tích lớp viền thần kinh quanh gia còn lại… Sử dụng OCT để theo dõi quá trình điều trị bệnh cho phép phát hiện ra những biến đổi rất nhỏ, giúp bác sỹ có những phương pháp điều trị kịp thời thích hợp
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ 0984 122 153